04:37 EDT Thứ sáu, 05/07/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Sản phẩm đặc hữu tại vùng Ba Chẽ

Chủ nhật - 24/11/2019 08:16
Quảng Ninh đang từng bước hoàn thiện các sản phẩm đặc hữu vốn có. So với nhiều địa phương trên cả nước, vùng nông thôn của Quảng Ninh, các sản phẩm (OCOP) ngoài sự mới lạ, khả năng cạnh tranh cao trên thị trường còn là cơ hội lớn thay đổi toàn diện tư duy của người dân

Sản phẩm đặc trưng

Rượu nếp lên men, trưng cất trong quy trình đảm bảo an toàn, sau đó được ngâm với ba kích tím là đặc sản lâu đời của  bà con người dân tộc thiểu số của vùng núi Ba Chẽ. Tuy nhiên sản xuất manh mún, nhỏ lẻ khiến các sản phẩm này chỉ được truyền tay nhau trong tỉnh.

HTX Kinh doanh Dịch vụ lâm sản ngoài gỗ Ba Chẽ với sản phẩm rượu ba kích tím nhận được hiệu ứng khá tốt của người tiêu dùng. Nếu không muốn nói quá, thì quả thực sản phẩm này đang trở thành món rượu nổi tiếng của Quảng Ninh.

Các sản phẩm của HTX Kinh doanh Dịch vụ lâm sản ngoài gỗ Ba Chẽ

HTX này chỉ mới thành lập từ năm 2014, sản xuất các sản phẩm như chính như rượu ba kích tím, ba kích tím khô, măng mai.... Đến nay, các sản phẩm từ HTX đã có chỗ đứng trên thị trường. Chỉ tính riêng rượu ba kích tím, mỗi năm HTX xuất ra thị trường đến 4.000 lít, một sản phẩm được đóng chai có thể tích 1 lít sẽ có giá 300.000 VNĐ. HTX này còn mở rộng vùng nguyên liệu, tạo việc làm cho các hộ dân lân cận bằng cách thu mua nguyên liệu.

Chị Nguyễn Thị Thơ, Phó giám đốc HTX Kinh doanh Dịch vụ Lâm sản ngoài gỗ Ba Chẽ cho biết: Trước khi tham gia chương trình OCOP, HTX kinh doanh theo hộ gia đình được 22 năm.    

“Thường thì nếu trồng ba kích tự nhiên thì phải 5 - 7 năm mới cho thu hoạch. Chúng tôi không thu hoạch bừa bãi mà chỉ thu mua một đợt, sau đó hướng dẫn kĩ thuật cho người dân thu hoạch ba kích tự nhiên, cụ thể: Sau khi đào củ ba kích, thì gốc phải được vun, xới lại. Chúng tôi cũng đang trồng thành công, quy hoạch lại vùng nguyên liệu”, chị Thơ cho biết thêm.

Được biết Ba Chẽ cũng đã quy hoạch các vùng nguyên liệu tự nhiên cho sản phẩm OCOP chủ lực, cụ thể: diện tích trồng trà hoa vàng 31,6 ha; diện tích ba kích tím 36,9 ha; diện tích cát sâm 6,5 ha; diện tích quế 42 ha.

Chỉ với cách nhận biết đơn giản thông qua nhãn mác có logo OCOP, người dân các địa phương đã thực sự tin tưởng và sử dụng. Bà Nguyễn Thị Định, khu 7, phường Hồng Hải, TP Hạ Long chp biết: “Trước đây, muốn mua rượu, tôi toàn phải gửi người quen mua tận Ba Chẽ, mua sử dụng cũng chưa an tâm vì sợ mua phải hàng nhái, hàng giả. Nay, không chỉ rượu ba kích mà nhiều sản phẩm vùng miền khác cũng đã trở thành thương hiệu OCOP, cần thì đến các cửa hàng OCOP là có thể mua được, rất tiện lợi. Quan trọng nhất là chất lượng sản phẩm đảm bảo, người tiêu dùng yên tâm và tin tưởng khi mua hàng”.

Đến tay người tiêu dùng

Hiện nay, huyện Ba Chẽ đang tập trung củng cố, nâng cao chất lượng 9 sản phẩm đã có: Măng mai, mật ong, nấm linh chi, ba kích tím, nấm lim xanh khô, sâm cau, trà hoa vàng, ba kích, rượu nấm lim.

Đồng thời, huyện phát triển thêm 8 sản phẩm mới: Lá tắm người Dao, trà túi lọc từ bột trà hoa vàng, thanh long, mía tím cắt khúc hút chân không, rượu sắn cá chảu, khoai sọ 1 củ, gạo nương, sản phẩm ẩm thực đặc hữu (bánh lá ngải, bánh cốc mò, sà phao) và 2 sản phẩm OCOP du lịch (Du thuyền trên sông Cổ Ngựa và thăm lò gốm cổ; Lễ hội miếu Ông - miếu Bà).ướng tích cực.

Trà hoa vàng, sản phẩm chủ lực của huyện Ba Chẽ

Để củng cố, nâng cao chất lượng các sản phẩm đã có và sản phẩm mới, huyện Ba Chẽ đã tư vấn, hỗ trợ thành lập các HTX, DN vừa và nhỏ từ các nhóm, hộ gia đình. Các tổ chức kinh tế tham gia OCOP bằng cách hoàn thiện hệ thống tổ chức sản xuất và kinh doanh theo hướng gia tăng thành viên/cổ đông, chuyển đổi loại hình hoạt động thành HTX hoặc DN cổ phần.

Ngoài ra, huyện còn tổ chức các hội nghị, hội thảo, trao đổi kinh nghiệm giữa các đơn vị nhằm làm rõ yêu cầu thực hiện nhiệm vụ Chương trình OCOP gắn với xây dựng NTM. Đa dạng hoá hình thức truyền thông, chú trọng vào hình thức truyền thông qua mạng xã hội.

Năm 2019, huyện thực hiện Đề án OCOP với chủ đề “Xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP”. Nhiệm vụ trọng tâm đặt ra là: Tham gia các hội chợ, các cuộc xúc tiến thương mại, Hội nghị kết nối đối tác OCOP nhằm cung cấp dịch vụ đầu vào và tiêu thụ sản phẩm; kết nối sản phẩm OCOP vào các trung tâm thương mại, siêu thị lớn, các điểm bán hàng OCOP trong và ngoài tỉnh. Triển khai chương trình phát triển thương mại điện tử đối với sản phẩm OCOP... Huyện tổ chức Lễ hội Trà hoa vàng định kỳ hàng năm gắn với quảng bá giao lưu sản phẩm OCOP với các địa phương trong tỉnh.

Theo Anh Thắng/nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 204

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 201


Hôm nayHôm nay : 36829

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 255658

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 64241602