23:32 EDT Thứ sáu, 19/07/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Sản xuất cây trồng cạn trên đất lúa thiếu nước: Hiệu quả cao nhưng chưa bền vững

Thứ sáu - 24/07/2015 20:05
Do nắng nóng kéo dài nên nguồn nước tại các hồ chứa trên địa bàn tỉnh bị thiếu hụt nghiêm trọng. Trong vụ Hè Thu (HT) năm nay, nông dân nhiều địa phương đã chuyển diện tích lúa thiếu nước sang canh tác các loại cây trồng cạn, lợi nhuận tăng lên đáng kể.

Đến nay, các địa phương trong tỉnh đã sản xuất trên 10.600 ha cây trồng cạn, gồm bắp lai trên 2.600 ha, đậu phụng hơn 1.700 ha, đậu nành 123 ha, mè 1.569 ha, rau màu các loại 4.558 ha. Trong đó, diện tích các loại cây trồng cạn thực hiện trên diện tích đất lúa bị thiếu nước tưới 3.151 ha, tập trung tại các huyện: Phù Mỹ 1.151 ha, Phù Cát 607 ha, Hoài Ân 568 ha, Hoài Nhơn 549 ha... Kết quả, chẳng những ứng phó được tình trạng hạn hán, nông dân còn có thu nhập khá.

Mô hình trồng bắp lai trên đất lúa thiếu nước tại Vĩnh Quang (Vĩnh Thạnh).

Tại thôn Hy Tường, xã Hoài Sơn (Hoài Nhơn), anh Nguyễn Văn Thu, nông dân tham gia thực hiện mô hình trồng bắp lai SSC 2095 trên đất lúa thiếu nước, cho biết: Trước đây diện tích này tôi trồng lúa, mấy năm nay vụ HT nào cũng bị hạn nên cây lúa thường mất mùa do thiếu nước. Năm nay chuyển đổi sang sản xuất bắp lai tôi thấy rất hiệu quả. Năng suất bắp lai đạt 6,4 tấn/ha, giá bán hiện nay 5.500 đồng/kg, sau khi trừ chi phí còn lãi trên 17 triệu đồng/ha, cao hơn 4 triệu đồng/ha so với trồng lúa.

Mô hình trồng mè V6 vụ HT trên đất trồng lúa kém hiệu quả tại thôn Tăng Long, xã Canh Vinh (Vân Canh) cho lợi nhuận cao hơn 11,2 triệu đồng/ha so với trồng lúa. Ông Nguyễn Văn Huy - cán bộ khuyến nông xã Canh Vinh, trực tiếp “đứng chân” mô hình -  cho biết: Mô hình này không chỉ đem lại hiệu quả kinh tế cao mà còn giúp cải tạo đồng ruộng, ngăn chặn được sự phát sinh, phát triển của một số sâu bệnh hại lúa cũng như hạn chế được hiện tượng mất mùa hoặc bỏ đất hoang do thiếu nước tưới. Đây là cơ sở thực tiễn giúp bà con lựa chọn cây trồng, mạnh dạn chuyển đổi cây trồng cạn trên vùng đất ruộng thiếu nước, trồng lúa vụ HT kém hiệu quả ở xã Canh Vinh.

Mô hình trồng bắp trên đất lúa thiếu nước kết hợp nuôi bò ở xã Cát Tài, huyện Phù Cát, lợi nhuận tăng gần gấp đôi so với làm lúa. Theo nông dân Nguyễn Xuân Thọ, ở thôn Cảnh An, nếu dùng bắp làm thức ăn nuôi nghé cái để làm bò sinh sản, 12 tháng sau bán con bò được 15 - 16 triệu đồng; nếu nuôi bò vỗ béo thì 3 - 4 tháng sau sẽ lãi 7 - 8 triệu đồng/con, hiệu quả hơn cả nuôi bò sinh sản.

Hiệu quả kinh tế mang lại từ việc chuyển sang sản xuất cây trồng cạn trên đất lúa thiếu nước tưới khá cao. Tuy nhiên, thực tế cho thấy phần diện tích chuyển đổi quá nhỏ so với tổng diện tích canh tác lúa của tỉnh. Đa số chỉ dừng lại ở cấp độ mô hình sản xuất, hoặc người dân tự chuyển đổi theo cách đơn lẻ, quy mô nhỏ, thiếu liên kết, không tập trung… Đặc biệt, đầu ra của các sản phẩm chuyển đổi thường lệ thuộc chủ yếu vào thương lái nên tính bền vững chưa cao. Thêm cái khó hiện nay trong việc phát triển cây màu là thiếu hệ thống thủy lợi, cơ sở hạ tầng yếu kém; mối liên kết “4 nhà” chưa chặt chẽ, số doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm rau màu còn rất ít.

Nhiều ý kiến cho rằng, chuyển đổi cơ cấu sản xuất là nhu cầu cấp bách đặt ra trong giai đoạn hiện nay; song để chuyển từ đất lúa kém hiệu quả sang trồng màu hoặc cây khác có hiệu quả thì không thể làm tràn lan, mà nên phát huy lợi thế từng vùng, từng địa phương. Bước đầu phải thu hút được doanh nghiệp cùng đầu tư với nông dân, tiến tới xây dựng “cánh đồng lớn liên kết” cho các sản phẩm này. Khi sự chuyển dịch gắn kết chặt chẽ với thị trường tiêu thụ thì việc chuyển đổi cây trồng cạn trên đất lúa nói riêng và chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp nói chung mới đem lại hiệu quả bền vững lâu dài.

Theo: baobinhdinh.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 349


Hôm nayHôm nay : 43896

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 877397

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 64863341