Tuy nhiên, sản xuất nấm nước ta còn kém so với các nước sản xuất nấm trong khu vực và trên thế giới về công nghệ, năng suất, chất lượng và sự đa dạng về sản phẩm.
Trong khi, mục tiêu chung trong thời gian tới là xây dựng ngành sản xuất nấm theo hướng hàng hóa, tập trung quy mô công nghiệp; từng bước ứng dụng công nghệ cao, có sự gắn kết chặt chẽ từ khâu nghiên cứu, sản xuất, bảo quản chế biến đến tiêu thụ, tạo thương hiệu nấm Việt Nam trên trường quốc tế.
Phát triển ngành sản xuất nấm cũng góp phần giải quyết việc làm, chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn; tạo ra nguồn hàng hóa có giá trị cao, phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
Do vậy, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã vừa giao Cục Trồng trọt sớm hoàn thiện dự thảo Đề án phát triển nấm ăn và nấm dược liệu đến năm 2020.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Đề án cần xác định rõ mục tiêu cụ thể về năng suất, sản lượng nấm đến năm 2015 và 2020 cũng như các giải pháp thực hiện; trong đó cần xem xét tập trung tăng cường năng lực hệ thống nghiên cứu về nấm, lồng ghép kế hoạch đào tạo nghề trồng nấm cho nông dân vào Chương trình mục tiêu quốc gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn một cách có hiệu quả, thiết thực.
Định hướng thời gian tới là xây dựng hệ thống cung cấp giống nấm theo hướng chuyên nghiệp trên cơ sở thực hiện có hiệu quả Dự án sản xuất giống nấm giai đoạn 2011 - 2015 và những năm tiếp theo, nhằm đảm bảo cung cấp đủ về số lượng, chủng loại và chất lượng cho sản xuất trên cả nước.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, Bộ cũng hoan nghênh việc tiến tới thành lập Ban vận động thành lập Hiệp hội nấm Việt Nam vào quý IV/2012 nhằm tập hợp các doanh nghiệp, các nhà khoa học, nhà quản lý và người trồng nấm trên cả nước để thúc đẩy phát triển ngành nấm.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn