03:30 EST Thứ sáu, 29/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP: Lợi cả trước mắt lẫn lâu dài

Thứ sáu - 13/12/2019 02:12
Trồng rau củ quả theo tiêu chuẩn VietGAP không phải là điều xa lạ, thậm chí ngày càng trở nên quen thuộc ở nhiều địa phương. Nhưng để những vườn rau quả an toàn phát triển bền vững, thì không phải địa phương nào cũng biết cách duy trì ổn định.

Bắt đầu từ quyết định đúng

Chúng tôi có mặt tại Hợp tác xã (HTX) Sản xuất, tiêu thụ rau an toàn Đa Mai tại khu Đồng Ráu, phường Đa Mai (TP Bắc Giang) vào cuối giờ sáng, khi công việc sản xuất vẫn đang được thực hiện khẩn trương. Được thành lập từ năm 2012, cơ sở đang là một trong những địa chỉ uy tín, sản xuất các loại rau, củ, quả an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP.

Bà Nguyễn Thị Thắm, Giám đốc HTX Sản xuất, tiêu thụ rau an toàn Đa Mai cho biết: HTX có hơn 150 hộ sản xuất trên diện tích gần 6ha, cung cấp ra thị trường hàng trăm tấn rau mỗi năm. Để giữ vững và nâng cao chất lượng sản phẩm rau, toàn bộ quá trình sản xuất từ khâu chọn giống đến trồng, chăm sóc đều được các thành viên thực hiện nghiêm ngặt theo quy trình kỹ thuật VietGAP.

 san xuat theo tieu chuan vietgap: loi ca truoc mat lan lau dai hinh anh 1

Xã viên HTX sản xuất và kinh doanh nông sản sạch Đa Mai chăm sóc rau. Ảnh: Trịnh Lan.

Bà con nông dân HTX Rau sạch Yên Dũng cũng đã quen với việc sản xuất rau an toàn trên vùng sản xuất diện tích 30 héc-ta tại cánh đồng của ba thôn: Chùa, Huyện, Đông Thắng, thuộc xã Tiến Dũng (huyện Yên Dũng). Tại đây, HTX đã huy động 40 hộ dân góp, cho thuê đất sử dụng lâu năm. Đồng thời, các hộ dân này cũng là những thành viên làm việc trực tiếp với mức lương bình quân từ năm đến sáu triệu đồng/người/tháng. Hiện nay, 20ha trồng rau của HTX đang sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP.

Ông Lưu Xuân Kiên, Phó Giám đốc HTX, chia sẻ: Đến kỳ thu hoạch rau ở mỗi vụ, HTX đều gửi mẫu ra một số viện, để xét nghiệm, công bố thành phần, tỷ lệ thuốc bảo vệ thực vật lưu lại trên sản phẩm, nếu đạt tiêu chuẩn an toàn mới được thu hoạch, tiêu thụ. Sản lượng bình quân khoảng 250 tấn/tháng (trung bình mỗi ngày cung ứng ra thị trường gần tám tấn), chủ yếu cung cấp cho các siêu thị, chuỗi nhà hàng sạch tại Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nội...

Năm 2016, Trung tâm Khuyến nông (Sở NN PTNT Hà Tĩnh) triển khai xây dựng mô hình “Thâm canh vườn cam đạt tiêu chuẩn VietGAP” trên quy mô gần 4ha với 5 hộ tham gia, tại vùng Trà Sơn (xã Mỹ Lộc và xã Thượng Lộc, huyện Can Lộc).

Nhờ được hướng dẫn chăm sóc đúng kỹ thuật, vườn cam được đầu tư bài bản, hệ thống tưới tiêu, bón phân, sử dụng thuốc BVTV,… đồng bộ, đúng quy định, cây trĩu quả, quả to đều, hình thức đẹp. Kết thúc mô hình, cả 5 vườn cam của 5 hộ dân tham gia đều được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP. Ngoài ra, nơi đây còn thành lập được Tổ sản xuất cam VietGAP Trà Sơn, góp phần xây dựng thương hiệu cam Can Lộc.

Năm 2017, Hà Tĩnh tiếp tục nhân rộng mô hình trên quy mô 30ha tại các xã Đức Lĩnh (huyện Vũ Quang), Hương Đô (huyện Hương Khê), Ngọc Sơn (huyện Thạch Hà), với 24 hộ tham gia. Sau 1 năm được chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật, kết quả tại xã Đức Lĩnh, năng suất đạt trung bình 26,3 tấn/ha;  xã Hương Đô 23,23 tấn/ha; xã Ngọc Sơn 20,12 tấn/ha. Trong khi sản xuất đại trà của các hộ dân khác trong vùng chỉ đạt 8 - 10 tấn/ha.

 san xuat theo tieu chuan vietgap: loi ca truoc mat lan lau dai hinh anh 2

Mô hình Cam VietGAP của chị Võ Thị Loan, thôn Anh Hùng, xã Thượng Lộc, Can Lộc. Ảnh Trà Giang.

 

Các hộ dân tham gia mô hình được hỗ trợ phân bón, thuốc BVTV, tập huấn kỹ thuật thâm canh sản xuất cam; được hướng dẫn, tổ chức sản xuất cam theo quy trình thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP), đáp ứng các tiêu chí về VSATTP, điều kiện sản xuất từ khi trồng, chăm sóc, chế biến và đóng gói sản phẩm theo quy định của Bộ Nông nghiệp và PTNT.

Trang trại trồng cam đạt chuẩn VietGAP của anh Trần Đình Phương nằm sâu trên đồi thuộc thôn Khe Giao 2, xã Ngọc Sơn (Thạch Hà), cây nào cây nấy xanh tươi trĩu quả. Những quả cam Chanh tròn đều kết thành từng chùm hứa hẹn mùa bội thu.

Anh Phương cho biết: Nhờ Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh xây dựng mô hình và hướng dẫn thực hiện các quy trình nên năm 2017, 10ha với 7 chủ vườn của tổ hợp tác cam xã Ngọc Sơn đạt chuẩn VietGAP.

Chị Võ Thị Loan (thôn Anh Hùng, xã Thượng Lộc), chủ vườn cam đạt chuẩn VietGAP năm 2018, dẫn chúng tôi tham quan vườn cam 4ha, trong đó hơn 1ha đã cho thu hoạch. Chị cho hay: “Vì trồng xen canh nhiều loại: cam Chanh, cam giòn, cam xã Đoài, cam đường…, thời gian chín khác nhau nên thời vụ xuất bán  cũng kéo dài từ nay đến ra tháng Giêng. Để tạo ra một quả cam VietGAP, hộ sản xuất phải đầu tư công và của gấp nhiều lần so với sản xuất thông thường. Trồng cam đạt chuẩn VietGAP trước hết là đảm bảo sức khỏe cho chính mình, cho người lao động và sau đó là cho sản phẩm sạch, an toàn vệ sinh thực phẩm đến với người tiêu dùng.

Đến hiệu quả thiết thực

Phó giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Hà Tĩnh Nguyễn Hữu Ngọc cho biết: “Hà Tĩnh đã có hơn 70ha cam đạt chuẩn VietGAP. Việc áp dụng thâm canh theo quy trình sản xuất VietGAP không chỉ thay đổi nhận thức, thói quen sản xuất cũ của người nông dân, mà điều quan trọng hơn là góp phần hướng tới nền sản xuất sạch, giúp cam Hà Tĩnh vươn tới những thị trường lớn”.

Để thực hiện mục tiêu đến năm 2020 toàn tỉnh phát triển hơn 3.000 ha sản xuất rau an toàn theo hướng canh tác bền vững, nâng cao thu nhập cho người nông dân; cung ứng sản phẩm rau sạch đến tay người tiêu dùng, tỉnh Thanh Hóa đã có nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích người dân sản xuất rau an toàn. Theo đó, các địa phương trong tỉnh đã xây dựng được nhiều mô hình sản xuất rau an toàn tập trung theo tiêu chuẩn VietGAP, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân.

Tại xã Vạn Hòa (Nông Cống) cánh đồng rau sạch được phát triển trên diện tích của cánh đồng truyền thống. Trước đây, có khoảng hơn chục hộ chuyên trồng rau bán, với diện tích chưa đầy 1 ha và chủ yếu tập trung 1 năm 2 vụ. Từ năm 2014, được sự hỗ trợ của tỉnh, huyện, xã Vạn Hòa đã thành lập Tổ hợp tác sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGap và phát triển diện tích trồng rau lên 3ha.

Tham gia sản xuất, các thành viên của Tổ hợp tác phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm từ khâu chuẩn bị đất, ươm giống đến khâu chăm sóc, thu hoạch. Đến nay, sản phẩm rau an toàn của xã Vạn Thắng đã khẳng định được chất lượng và có mặt ở hầu hết các cửa hàng kinh doanh rau, củ quả, thực phẩm sạch trên địa bàn huyện Nông Cống và tỉnh Thanh Hóa.


 san xuat theo tieu chuan vietgap: loi ca truoc mat lan lau dai hinh anh 3

Xã viên tổ hợp tác rau an toàn xã Vạn Hòa đang chăm sóc rau. Ảnh: IT

Bà Lê Thị Hoa, thành viên tổ hợp tác sản xuất rau an toàn tập trung của xã Vạn Hòa, Nông Cống chia sẻ, trồng rau an toàn phải tuân thủ nhiều quy định nghiêm ngặt như nguồn đất phải sạch, không nhiễm các hóa chất độc hại đối với con người và môi trường; quy trình trồng rau sạch khá khắt khe, chỉ được dùng phân xanh, phân chuồng đã được ủ hoai mục, nguồn nước sạch, không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật…

So với cách trồng rau truyền thống thì trồng rau sạch theo hướng tập trung tuy có nhiều quy định ràng buộc, nhưng an toàn với cả người sản xuất và người tiêu dùng, đồng thời cũng mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Hiện nay, trừ chi phí, 1 sào rau sạch cho thu nhập 5 - 7 triệu đồng/tháng, góp phần tích cực cho kinh tế gia đình.

Ông Đỗ Văn Kỳ, Trưởng phòng Trồng trọt - Sở NNPTNT Thanh Hóa cho biết, đến nay, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có 54 vùng sản xuất chuyên canh rau, quả an toàn, ở 21 huyện, thị xã, thành phố, với tổng diện tích khoảng 1.700 ha. Những địa phương hiện có diện tích rau an toàn lớn như Nông Cống, Quảng Xương, Như Thanh, Thọ Xuân, Yên Định, Thiệu Hóa, Hoằng Hóa, thành phố Thanh Hóa… Để sản phẩm rau, quả an toàn được người dân lựa chọn và tin dùng, Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm, thủy sản tỉnh tăng cường thẩm tra, cấp tem nhãn truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

Cùng với đó, chính quyền các địa phương cũng đang đẩy mạnh việc xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm rau, quả an toàn; đồng thời, xây dựng các cửa hàng, điểm giới thiệu sản phẩm các loại nông sản, thực phẩm an toàn. Định hướng đến năm 2020, toàn tỉnh phát triển hơn 3.000 ha sản xuất rau an toàn tập trung; 2.000 ha ớt, dưa chuột, ngô ngọt xuất khẩu…

Theo Nguyễn Tố (TH)/ danviet.vn
Xem bài viết gốc tại đây

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 140


Hôm nayHôm nay : 29237

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1380816

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71608131