16:25 EDT Thứ hai, 22/07/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Sản xuất vải thiều theo chuẩn VietGAP, Global GAP "rộng cửa" đầu ra

Thứ năm - 31/05/2018 03:21
Việc sản xuất an toàn theo tiêu chuẩn nông sản sạch VietGAP, Global GAP giúp đảm bảo chất lượng vải thiều và ổn định về giá, đầu ra cho sản phẩm.

Tại thời điểm này, giá vải thiều sớm (còn gọi là vải u hồng) trên địa bàn huyện Lục Ngạn, Bắc Giang đang ở mức khá cao, thời điểm cao nhất được thương lái thu mua lên đến 50.000 đồng/kg. Sản xuất vải thiều an toàn không chỉ được thực hiện ở hộ trồng vải tại các thôn mà còn được nhân rộng thành phong trào sản xuất an toàn theo tổ, nhóm, hợp tác xã trên địa bàn xã Hồng Giang, huyện Lục Ngạn.

 

san xuat vai thieu theo chuan vietgap va global gap rong cua dau ra hinh 1
Vải u hồng còn gọi là vải chín sớm của Bắc Giang. 

 

Ông Giáp Văn Thành, thôn Kép 1, xã Hồng Giang chia sẻ: “Phun thuốc đã có danh mục cho phép nên hàng ngày phun loại thuốc gì đều được ghi chép vào sổ nhật ký. Cứ 10 ngày lại tổ chức phun thuốc 1 lần trong 2 ngày thứ bảy và Chủ nhật. Các thành viên trong nhóm đều có sổ tay ghi chép những loại thuốc được sử dụng và số lần phun thuốc. Không chỉ riêng gia đình mà cả làng đều làm theo tiêu chuẩn VietGAP, với mong muốn chất lượng quả vải tốt, bán được giá cao”.

Theo các hộ trồng vải, việc sản xuất an toàn theo tiêu chuẩn nông sản sạch VietGAP, Global GAP không những đảm bảo chất lượng cho vải thiều mà còn ổn định về giá và đầu ra tiêu thụ. Với hơn 1 ha trồng vải sạch, trong đó có 2 mẫu trồng vải thiều theo tiêu chuẩn Global, anh Nguyễn Văn Quyên, thôn Kép 1 dự tính, năm nay sau khi trừ chi phí, thu nhập từ vải thiều đem lại cho gia đình lên đến hàng trăm triệu đồng.

“Từ năm 2015 gia đình tôi sản xuất vải theo quy trình Global GAP, giá cả ổn định, vải bán được giá, có đầu ra bao tiêu sản phẩm. Năm nay, làm theo quy trình Global GAP, 2 mẫu thu được khoảng 8 tấn vải, thời gian thu hoạch vào 15/6. Mọi năm trung bình giá bán từ 35.000-40.000 đồng/kg, giá năm nay dự tính cũng ổn định như vậy”, ông Nguyễn Văn Quyên chia sẻ.

 

san xuat vai thieu theo chuan vietgap va global gap rong cua dau ra hinh 2
Thị trường vải thiều Bắc Giang đang rất sôi động.

 

Mặc dù gần nửa tháng nữa mới đến chính vụ thu hoạch vải thiều nhưng thời điểm này, hàng trăm thương lái và doanh nghiệp đã tìm về để ký kết các đơn hàng tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.

 Ông Nguyễn Văn Đông, Giám đốc Hợp tác xã sản xuất nông sản và thương mại Hồng Giang, huyện Lục Ngạn cho biết, tại thời điểm này, thị trường vải thiều Lục Ngạn đang rất sôi động. Nhiều doanh nghiệp đã về tìm hiểu và ký kết đơn hàng như: VinGroup, T&T, Agricare, AIC, công ty vải thiều. Ngoài ra có những doanh nghiệp của nước ngoài như, Nhật Bản, Australia, Trung Quốc, Israel đến khảo sát, họ rất hài lòng về chất lượng. Khu vực này là vùng lõi vải thiều của Lục Ngạn nên bà con rất trách nhiệm trong việc giữ gìn vệ sinh, vườn sạch, không giấy bóng nilon, không vỏ thuốc trừ sâu, không nước đọng bẩn trong vườn, đảm bảo các tiêu chuẩn của VietGAP và Global GAP.

Đến nay, vùng vải thiều Lục Ngạn ngoài 218 ha sản xuất theo tiêu chuẩn Global GAP với sản lượng khoảng 3.000 tấn phục vụ xuất khẩu vào những thị trường giá trị cao như: Mỹ, Australia, Nhật Bản... Ngoài ra, địa phương còn có hơn 11.000 ha sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP được cấp giấy chứng nhận theo mã số. Năm nay chất lượng vải thiều đạt đồng đều và đẹp hơn.

Ông Cao Văn Hoàn, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang khẳng định, sản xuất an toàn để tiêu thụ và quảng bá thương hiệu vải thiều Lục Ngạn. Cùng với hướng dẫn nông dân chăm sóc, thu hoạch và bảo quản, tỉnh Bắc Giang nói chung, huyện Lục Ngạn nói riêng đang thúc đẩy xúc tiến thương mại vải thiều trong và ngoài nước; thông tin về chất lượng vải thiều đến các đoàn, doanh nghiệp đến khảo sát, ký kết hợp đồng tiêu thụ vải thiều.

“Trong 5 năm trở lại đây, vải thiều Lục Ngạn năm nào cũng tiêu thụ thuận lợi, chưa xảy ra tình trạng “được mùa rớt giá” như một số mặt hàng nông sản khác. Xác định muốn tiêu thụ sản phẩm, trách nhiệm của người sản xuất là phải có sản phẩm tốt, đảm bảo chất lượng an toàn chất lượng vệ sinh thực phẩm. Năm nay, hình thức đóng gói bao bì cũng có nhiều đổi mới hơn, sử dụng hộp nhựa, túi lưới chứa 1-5kg. Ngoài ra còn có thùng giấy thùng coton đóng gói từ 1-5 kg theo yêu cầu của các nước nhập hàng”, ông Cao Văn Hoàn cho biết.

Từ ngày 15/6-15/7, vải thiều Lục Ngạn sẽ bước vào thu hoạch chính vụ. Niên vụ 2017 đã đem lại cho Bắc Giang hơn 5.000 tỷ đồng tổng doanh thu từ vải thiều và các hoạt động phụ trợ. Với nỗ lực của chính quyền địa phương và người trồng vải trên địa bàn tỉnh Bắc Giang nói chung, huyện Lục Ngạn nói riêng trong việc theo đuổi mục tiêu sản xuất sản phẩm chất lượng, an toàn, niên vụ vải thiều 2018 hứa hẹn tiếp tục đem lại giá trị cao cho người dân vùng bán sơn địa nơi đây./.

Minh Long/VOV1
Nguồn: VOV.VN

 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 190

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 187


Hôm nayHôm nay : 52432

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1026794

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 65012738