12:35 EST Thứ bảy, 28/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Sản xuất vụ hè thu gặp nhiều khó khăn

Thứ năm - 28/05/2015 22:04
KTNT - Thông tin trên được đưa ra trong Hội nghị Giao ban sản xuất trồng trọt tại Nam Bộ do Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và PTNT) tổ chức tại Vĩnh Long ngày 28/5.

Khí hậu ngày càng khắc nghiệt

Theo thông tin từ dự báo của Đài Khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ, trong những ngày đầu tháng 5 là hoạt động của áp thấp nóng phía Tây phát triển và mở rộng về phía Đông Nam. Gió Tây Nam có xu hướng được thiết lập vào khoảng nửa cuối của tuần đầu tháng 05, sau đó hoạt động ổn định dần. Trong tuần đầu chủ yếu có mưa rào và dông vài nơi, vào tuần giữa mưa tăng dần cả về diện và lượng vào khoảng xấp xỉ và trên ½ diện tích khu vực. Chính vì vậy, tình hình sản xuất lúa hè thu gặp nhiều khó khăn do hạn hán, xâm nhập mặn.

Tổng hợp từ các Sở Nông nghiệp và PTNT cho thấy: vụ hè thu 2015, toàn vùng gieo sạ 1.796.698 ha, giảm 16.102 ha và sản lượng ước đạt 9.755.589 tấn, tăng 76.411 tấn so với vụ hè thu 2014. Sản lượng tăng nhờ năng suất tăng lên 0,9  tạ/ha. Trong đó: Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) gieo sạ 1.659.985 ha, giảm 8.315 ha và sản lượng ước đạt 9.049.330 tấn, tăng 120.615 tấn. Sản lượng tăng nhờ năng suất tăng thêm 0,99 tạ/ha.

Cục Trồng trọt và Hiệp hội Lương thực Việt Nam đã khuyến cáo các địa phương về tỉ lệ sử dụng giống IR 50404 trong vụ hè thu tối đa không quá 10% diện tích, nhưng giống lúa này vẫn chiếm tỉ lệ cao, theo số liệu tính từ một số Sở Nông nghiệp và PTNT ĐBSCL, tỉ lệ giống lúa IR 50404 chiếm 24,7% trong cơ cấu giống vụ hè thu 2015. Cần lưu ý khi mở rộng diện tích sản xuất giống lúa này phải sản xuất thành vùng nguyên liệu và theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp.

Theo lãnh đạo Cục Trồng trọt, kể từ khi Bộ Nông nghiệp và PTNT triển khai Hội nghị “Đẩy mạnh luân canh trên đất lúa ở các tỉnh ĐBSCL” tổ chức tại TP. Cao Lãnh, Đồng Tháp ngày 24/1/2013; Hội nghị “Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa kém hiệu quả tại các tỉnh Nam Bộ” tại TP. Cao Lãnh ngày 11/7/2013 và Hội nghị “Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa” tại TP. Mỹ Tho (Tiền Giang) ngày 6/5/2014 đến nay, công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng đã có những chuyển biến tích cực.

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng còn gặp nhiều khó khăn

Các tỉnh ĐBSCL đều xây dựng kế hoạch cho chuyển đổi cơ cấu cây trồng cả về diện tích, các loại cây trồng chuyển đổi và dự kiến thời gian thực hiện. Tuy nhiên, khi thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng có mức độ thực hiện khác nhau do điều kiện cụ thể của từng địa phương, một số diện tích chuyển đổi sang luân canh màu trên đất lúa, các mô hình chuyển đổi đất lúa chuyển sang chuyên canh trồng cây rau màu, cây ăn trái đều cho hiệu quả kinh tế cao.

Trồng rau muống cho thu nhập cao tại Đức Hòa, Long An

Một số địa phương chưa kết nối, liên kết giữa doanh nghiệp thu mua với nông dân sản xuất, chưa thỏa thuận giữa đầu tư và giá cả thu mua giữa nông dân với doanh nghiệp.

Hệ thống thủy lợi phục vụ cho sản xuất được hình thành và xây dựng phục vụ cho sản xuất lúa nước, chưa có một hệ thống thủy lợi nào chủ động tưới cho cây trồng cạn (bắp, đậu tương) mùa khô (xuân hè) hay thoát nước trong mùa mưa (hè thu) để chuyển đổi cây trồng cạn trên đất trồng lúa nước..

Mặc dù hiện tại trồng lúa có hiệu quả thấp nhưng lúa vẫn tiêu thụ được, có người mua. Khi chuyển sang các cây trồng khác, thị trường tiêu thụ còn chưa ổn định, khó dự báo, tạo tâm lý không an tâm cho người sản xuất. Nếu sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, doanh nghiệp cũng khó có thể tổ chức thu mua sản phẩm.

Việc chuyển đổi còn mang tính tự phát; các địa phương chưa hoàn thiện quy hoạch, kế hoạch chuyển đổi với những giải pháp đồng bộ về vụ, vùng chuyển đổi, cây trồng và kỹ thuật, tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, nên làm mô hình thì thành công nhưng chưa nhân được ra diện rộng. Đầu tư sơ chế và tồn trữ, cơ giới hóa trong sản xuất cây trồng cạn (bắp, đậu tương) sẽ dàn trải và khó khai thác hết công suất.

Chưa có gói kỹ thuật để tập huấn và khuyến cáo sản xuất theo mùa vụ, tiểu vùng sinh thái, cây trồng chuyển đổi, đối tượng tập huấn,  kỹ thuật canh tác còn kém, giá thành cao, lợi nhuận của nông dân thấp khi phải cạnh tranh với bắp nhập khẩu.

Cần phải đầu tư sơ chế sau thu hoạch (điểm yếu nhất của bắp thành phẩm so với lúa là khả năng bảo quản tự nhiên sau thu hoạch ngắn, không quá 3 ngày).

Nam Bộ là vùng trồng cây ăn trái trọng điểm với hơn 53% tổng diện tích trái cây cả nước. Trong những năm gần đây, sản xuất cây ăn trái nước ta nói chung và ở Nam Bộ nói riêng có những bước tăng trưởng khá nhanh về cơ cấu và sản lượng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và tham gia xuất khẩu. Tuy nhiên, tổng giá trị thu được từ trồng cây ăn trái vẫn chưa cao, hiện tượng “được mùa rớt giá” vẫn thường xuyên xảy ra. 

Do đặc tính ra hoa theo mùa, trong điều kiện tự nhiên trái cây chính vụ tập trung với sản lượng lớn nên thường gây khó khăn cho tiêu thụ, hiệu quả sản xuất không cao; trong khi trái cây nghịch vụ với số lượng hạn chế nên dễ tiêu thụ với giá cao. Nắm bắt được quy luật này, hiện nay một số vùng sản xuất trái cây đã áp dụng biện pháp kỹ thuật ra hoa trái vụ, đem lại thu nhập cao cho nhà vườn, đồng thời cũng góp phần cung cấp lượng trái cây hàng hóa phục vụ nhu cầu tiêu thụ nội địa và xuất khẩu. Tuy nhiên, đây mới chỉ là hiện tượng đơn lẻ ở một vài vùng chuyên canh mà chưa được phát triển một cách có kế hoạch cũng như quy mô diện tích, sản lượng chưa phù hợp nhằm đảm bảo nâng cao hiệu quả sản xuất, đồng thời tránh những tác động ngược.

Ông Nguyễn Văn Liêm, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Vĩnh Long, kiến nghị, Chính phủ cần có chính sách hỗ trợ việc hoàn thiện cơ sở hạ tầng, nghiên cứu chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, liên kết sản xuất với tiêu thụ sản phẩm cho các loại cây trồng chủ lực của vùng Nam Bộ để thực hiện mục tiêu tái cơ cấu ngành nông nghiệp.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Quốc Doanh cho rằng, cần có sự thống nhất giữa các địa phương và phân công rải vụ hợp lý trên cơ sở khoa học gắn với tổng kết kinh nghiệm thực tiễn của nhà vườn và hợp tác liên kết giữa các “nhà” trong chuỗi giá trị sản phẩm để có thể tháo gỡ khó khăn, nâng cao hiệu quả trong việc sản xuất cây ăn trái ở Nam Bộ, thúc đẩy phát triển sản xuất cây ăn trái bền vững.

Theo: kinhtenongthon.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 85


Hôm nayHôm nay : 43147

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1244388

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72927097