Theo đó, Sở Công thương TPHCM đã tiến hành thí điểm việc truy xuất nguồn gốc trứng gia cầm ở hai doanh nghiệp (DN) là Công ty Ba Huân và Công ty Vĩnh Thành Đạt cùng nhiều điểm bán lẻ ở siêu thị, cửa hàng tiện lợi để người tiêu dùng dễ nhận biết, sử dụng… Việc dán tem truy xuất sẽ không làm thay đổi giá bán của sản phẩm.
Ông Nguyễn Ngọc Hòa, Phó Giám đốc Sở Công thương TPHCM cho biết, hiện nay thị trường TPHCM tiêu thụ từ 1,9 đến 2 triệu quả trứng gia cầm/ngày. Đề án truy xuất được ứng dụng công nghệ QR Code, vòng seal bảo vệ... để quản lý tất cả thông tin, dữ liệu liên quan đến sản phẩm thịt gia cầm, trứng gia cầm từ lúc được sinh ra, chăn nuôi… đến lúc thành phẩm đóng gói và được chuyển đến tay người tiêu dùng.
Chị Lê Thị Bích Hằng (ngụ quận Gò Vấp) cho biết, từ lâu đã nghe đến và cũng tận tay trải nghiệm hình thức truy xuất nguồn gốc thịt, rau. "Hiện nay, tình hình mất vệ sinh an toàn thực phẩm tràn lan mà có thêm việc truy xuất nguồn gốc của trứng gia cầm thì người tiêu dùng chúng tôi càng thêm yên tâm hơn…", chị Hằng nói.
Theo Sở Công Thương TPHCM, hiện nay, đã có 28 trang trại chăn nuôi gà giống; 355 trang trại gà thịt; 65 trang trại gà đẻ trứng (sản lượng 78.322.980 quả/tháng); 13 cơ sở giết mổ, đóng gói thịt gia cầm (sản lượng 179.000 con gia cầm/ngày); 7 cơ sở xử lý đóng gói trứng gia cầm (sản lượng 2.260.000 quả/ngày) đăng ký tham gia đề án truy xuất nguồn gốc thịt và trứng gia cầm.
Một số đơn vị lớn như Bel gà, CP Việt Nam, Emivest, CJ, JapFa, San Hà, 3F Việt, Long Bình, Sagri, Bình Minh, Vĩnh Thành Ðạt, Adeco, Ba Huân, Dư Hoài, Bảo Long, HTX Chăn nuôi gà Ðất Việt, Tiến Hiệp, Tân Mỹ Châu, Mạnh Thắng, Phạm Tôn, An Long… đã đăng ký tham gia đề án và cam kết đủ lượng hàng để cung cấp cho thị trường.
Trên địa bàn TPHCM hiện có hơn 1.750 điểm bán thịt và trứng gia cầm đã đăng ký tham gia đề án truy xuất nguồn gốc sản phẩm thực phẩm và cam kết kinh doanh đúng với quy định mà hai bên đã thỏa thuận.
Công Quang/dantri.com
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn