17:59 EST Thứ bảy, 23/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Sẻ chia với nghiệp cưỡi sóng

Thứ bảy - 29/10/2016 04:20
(Thủy sản Việt Nam) - Hàng trăm tàu thuyền của ngư dân Nghệ An, Hà Tĩnh luôn sẵn sàng cưỡi sóng, hứa hẹn thắng lợi từ thế hệ tàu mới (đội tàu vỏ thép theo Nghị định 67) và cái nghiệp bám biển đạp sóng vươn khơi.

Hân hoan tàu mới

Nguyễn Kim Đương, ngư dân Tiến Thủy (huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An), chủ tàu vỏ thép Vo53/LCO1.NA2 với trị giá gần 16 tỷ đồng đã hạ thủy thành công được trên 3 chuyến. Anh Đương nói: “Chỉ chuyến đầu còn bỡ ngỡ bởi sự hiện đại trên tàu vỏ thép, tuy nhiên nay đã hoàn thục và đánh bắt rất tốt trên vùng biển Hoàng Sa”.

Trên chục năm bám biển, anh Đương thường xuyên đón Tết trên biển và gắn cuộc sống của gia đình từ lộc biển mang về. Để lo từng giai đoạn cuối cho con tàu mới hạ thủy có được chuyến biển đầu tiên an toàn, thuận lợi ngư dân Đương cùng với 10 anh em lao động đã rất phấn khởi khi mỗi chuyến đem về hiệu quả cho mình.

Lão ngư Trần Ngọc Dậu (84 tuổi) ở xóm 5, xã Sơn Hải (huyện Quỳnh Lưu) có thâm niên 35 năm đi biển. Ông vui vẻ kể, biển đã mang lại cho ngư dân chúng tôi nguồn hải sản, cá tôm để nuôi sống gia đình, lo cho việc học hành của con  cái...  Cũng nhờ làm nghề đánh bắt hải sản mà gia đình tôi thoát được cảnh nghèo đói. “Bởi thế, đời con, cháu vẫn bền bỉ bám nghề, đặc biệt là với đội tàu mới - gia đình tôi hiện có 3 thế hệ làm nghề đánh bắt, hải sản trên biển. Tiếp nhận tàu mới, hành trình mới cho đời cháu tôi tiếp nối…”, lão ngư Ngọc Dậu sẻ chia.

Xã Quỳnh Long hiện có khoảng 87% hộ gia đình có nghề khai thác, đánh bắt hải sản với hơn 1.700 lao động. Trong 9 tháng đầu năm, sản lượng khai thác trên 19.000 tấn hải sản/ kế hoạch cả năm là 22.000 tấn, đạt 70% năm. Góp thêm con số về 9 xã của huyện Quỳnh Lưu có nghề khai thác đánh bắt hải sản trên biển, giải quyết trên 12.000 lao động tại địa phương này.

Chính vì vậy mà những năm gần đây, ngư dân Quỳnh Lưu đã đầu tư vốn đóng tàu to, máy lớn vươn khơi xa bờ nên sản lượng khai thác đạt hiệu quả cao. Với thế hệ tàu vỏ thép, huyện Quỳnh Lưu đã “tiễn” cho 2 chiếc tàu hiện đại hạ thủy, đạp sóng vươn khơi…

Ông Nguyễn Xuân Dinh, Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Quỳnh Lưu xác nhận, địa phương có 4 tàu vỏ thép nhưng mới chỉ hai chiếc hạ thủy. “Liên tục nhận tin thắng lợi từ ngư dân có tàu vỏ thép dù mới vài chuyến biển. Đội tàu mới này rất ít lỗi, phần vì chính ngư dân đã đồng hành với nhà thiết kế, mỗi chuyến cho thu nhập trên dưới 300 triệu đồng”, ông Dinh cho biết. Cũng theo ông Dinh, ngư dân Nguyễn Văn Hà (xã Tiến Thủy) đã hạ thủy tàu vỏ thép đầu tiên tại Quỳnh Lưu và xuất bến được gần 5 chuyến. Trừ chi phí, mỗi tháng con tàu này đem về thu nhập 550 triệu đồng/tháng.

 Đội tàu vỏ thép của ngư dân Cửa Lò đồng hành bám biển

Đội tàu vỏ thép của ngư dân Cửa Lò đồng hành bám biển 

Biển là cuộc sống

Có mặt tại âu thuyền Cửa Lò, ngư dân Phùng Bá Thu (P.Nghi Thủy, thị xã Cửa Lò) chủ tàu cá vỏ thép đàu tiên tại cảng biển này cùng với chiếc vỏ thép khác của anh trai đã hình thành đội tàu thế hệ mới vươn khơi bám biển. Anh Thu nói: “Kinh nghiệm chưa nhiều bởi mới dùng tàu thế hệ mới được hai chuyến ra khơi. Tuy nhiên, độ an toàn trên biển phải nói là rất chuẩn, ngư dân rất khoái”.

Tàu cập bờ, những gương mặt chất phác pha chút ngang tàng, những thân hình vạm vỡ, nước da ngăm đen… họ là những ngư dân gắn bó cuộc đời mình với biển cả. “Là đời thứ 3 trong gia đình bám biển và khi theo bạn xa khơi mới chỉ 15 tuổi đầu và nay đã 25 năm bám biển không ngớt. Biển là nhà, là bát cơm bỏ sao được…” ngư dân Phùng Bá Thu tâm sự.

Ngư dân Cửa Lò phản ánh, sự cố ô nhiễm môi trường biển miền Trung (mặc dù Nghệ An nằm ngoài vùng ô nhiễm) ít nhiều ảnh hưởng đến quá trình tiêu thụ nguồn hải sản của ngư dân. “Giá cả hải sản có phần giảm sút, nguồn của ngư dân về cảng Cửa Lò và Cửa Hội chủ yếu nhập ra Bắc và hàng tươi sống tại địa phương. Tuy nhiên, không phải vì thế mà chúng tôi nản, lý do để ngư dân không bao giờ bỏ biển bởi đó chính là cái nghiệp cuộc đời, toàn bộ gia sản của ngư dân đều gắn với biển…”, ngư dân Tạ Tây, Chủ tàu NA 92.492 TS nói.


 Nghệ An có 82 km bờ biển, 4.000 phương tiện khai thác, đánh bắt thủy hải sản với khoảng 20.000 lao động; trong đó, hơn 1.300 tàu tham gia đánh bắt xa bờ và đó đều là tàu có công suất từ 90 CV trở lên. Vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách ngư dân xứ Nghệ tiếp tục khẳng định vai trò của mình trong hành trình bám biển, vươn khơi.

Việt Hương 
http://thuysanvietnam.com.vn/
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 299

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 296


Hôm nayHôm nay : 86133

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1079442

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71306757