10:30 EST Thứ bảy, 16/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

"Sóng ngầm" M&A trong nông nghiệp

Thứ ba - 15/08/2017 08:33
Không có mặt trong top 3 dự báo về các điểm nóng của thị trường mua bán, sáp nhập (M&A) Việt Nam trong vòng 2 năm tới không có nghĩa là các doanh nghiệp nông nghiệp đứng ngoài sân chơi này. Thậm chí, việc thêm doanh nghiệp Việt ở thế cầm trịch đang góp gió cho cơn sóng ngầm M&A trong nông nghiệp.

Chuyện của Thành Thành Công

Ông Đặng Văn Thành, Chủ tịch Tập đoàn Thành Thành Công là một diễn giả được săn đón tại Diễn đàn M&A Việt Nam 2017 (do Báo Đầu tư và Công ty AVM tổ chức tuần trước). Vào tháng 10 tới, với việc hoàn tất thủ tục sáp nhập Công ty cổ phần đường Biên Hòa (BHS) vào Công ty cổ phần Mía đường Thành Thành Công Tây Ninh (SBT) để hình thành Tổng công ty Mía đường Thành Thành Công, ông Thành sẽ có trong tay doanh nghiệp lớn nhất ngành mía đường Việt Nam, với số vốn 10.000 tỷ đồng, doanh thu hàng năm khoảng 8.000 tỷ đồng.

Với thương vụ này, ông trùm ngành mía đường Việt Nam có thể sẽ an tâm thực hiện các kế hoạch lớn với ngành mía đường Việt Nam mà ông bền bỉ thực hiện hàng chục năm nay. “Ngày đó chắc chắn sẽ là một ngày đặc biệt với chúng tôi và với ngành mía đường Việt Nam”, ông Đặng Văn Thành nói tại Diễn đàn M&A Việt Nam 2017.

Qua con đường M&A, Tập đoàn Thành Thành Công sẽ trở thành doanh nghiệp lớn nhất ngành mía đường Việt Nam với số vốn 10.000 tỷ đồng. Ảnh: Đ.T
Qua con đường M&A, Tập đoàn Thành Thành Công sẽ trở thành doanh nghiệp lớn nhất ngành mía đường Việt Nam với số vốn 10.000 tỷ đồng. Ảnh: Đ.T

Với ngành mía đường, sự đặc biệt còn phải bàn. Đó có thể là sự xuất hiện của doanh nghiệp đủ lớn để cạnh tranh với các doanh nghiệp cùng ngành trong khu vực. Đó cũng có thể là một mô hình tập đoàn nắm giữ cả 3 mắt xích quan trọng nhất trong ngành là vùng nguyên liệu, phương thức sản xuất và thị trường, sẽ tạo nên sự chuẩn hóa và hiệu quả tối ưu trong ngành sản xuất này.

Nhưng sự đặc biệt với Thành Thành Công thì khá rõ, nếu nhìn lại các bước đi đã tạo nên tên tuổi mía đường Thành Thành Công, bắt đầu từ thời điểm năm 2010, khi doanh nghiệp nội địa 100% này quyết định mua lại 68,52% cổ phần tại Công ty cổ phần Bourbon Tây Ninh. Có thể gọi đây là điểm khởi đầu cho chiến lược M&A trong ngành này của Tập đoàn Thành Thành Công suốt những năm qua.

Đến giờ, Tập đoàn Thành Thành Công đang sở hữu 2 doanh nghiệp nổi tiếng của ngành đường Việt Nam là Công ty cổ phần Đường Biên Hòa (BHS) và Công ty cổ phần Mía đường Thành Thành Công Tây Ninh (SBT) và gần 10 công ty thành viên khác cũng khá “đình đám” trong ngành mía đường Việt Nam như SEC Gia Lai, Mía đường Phan Rang, Đường Nước Trong, Đường La Ngà... Thành Thành Công cũng đang có 40.000 ha vùng nguyên liệu, 8 nhà máy sản xuất đường 550.000 tấn/năm, chiếm 30% thị phần toàn ngành mía đường Việt Nam.

Mọi việc không chỉ dừng lại ở các thương vụ M&A trong ngành mía đường. Ngay tại Diễn đàn M&A Việt Nam 2017, ông Đặng Văn Thành cũng công bố Thành Thành Công vừa trở thành đại lý phân phối chính thức các trang thiết bị nông nghiệp của John Deere tại Việt Nam và Control Union Việt Nam cũng vừa trao Chứng nhận Organic mía và đường cho Tập đoàn.

Trước đó, Thành Thành Công rất nhiều lần nhắc tới thời điểm sẽ cơ giới hóa 100% vào năm 2019, để cải thiện năng suất và chất lượng của sản phẩm mía đường Việt Nam, đồng thời tham vọng san bằng giá đường so với Thái Lan và xuất khẩu ra các nước vào năm 2020. Cùng với việc thành lập Tổng công ty Mía đường Thành Thành Công, chắc chắn, việc Thành Thành Công bắt tay với công ty có 180 năm cung cấp các thiết bị trong nông nghiệp là John Deere có mục tiêu này.

Tuy nhiên, trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, ông Đặng Văn Thành lại nói, sẽ không thực hiện thêm thương vụ M&A nào nữa trong ngành mía đường.

Sóng ngầm trong nông nghiệp

Sự xuất hiện của các đại gia trong ngành nông nghiệp đang trở nên bình thường, khi số doanh nghiệp đạt doanh thu ngàn tỷ đồng đầu tư vào nông nghiệp tăng lên với tần xuất khá ổn định. Có thể kể tới Vingroup, Trường Hải, PAN, Unifarm... Điểm chung của các doanh nghiệp này là có nguồn lực, muốn làm ăn lớn và bài bản để cải thiện chất lượng và hiệu quả nông nghiệp Việt Nam. Họ tin rằng, nguồn lợi thu về từ nông nghiệp không thua kém bất kỳ ngành nào khác.

Một số doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp:

 VinEco (công ty thành viên Vingroup) đầu tư vào nông nghiệp khoảng 4.000 tỷ đồng, doanh thu năm 2016 đạt 354 tỷ đồng và kế hoạch năm 2017 là 2.250 tỷ đồng.

Công ty cổ phần Sản xuất và Cung ứng rau quả sạch quốc tế (FVF- công ty con của Tập đoàn TH): TH công bố sẽ đầu tư 35 triệu USD cho FVF đến năm 2020 với diện tích khoảng 3.000 ha trồng rau, củ quả tại Thái Bình và 180 ha tại Nghệ An. Sản lượng hiện nay đạt từ 8-10 tấn/ngày.

Masan Nutri-Science (MNS) đang sở hữu 75,15% tại Proconco và 99,99% tại Anco. Doanh thu năm 2016 đạt 24.423 tỷ đồng, lợi nhuận thuần 1.538 tỷ đồng. Quỹ KKR đã đầu tư 150 triệu USD để sở hữu 7,5% cổ phần của MNS.

PAN Farm (công ty con của PAN Group) có vốn điều lệ 1.000 tỷ đồng, sở hữu 75% vốn Công ty cổ phần Giống cây trồng Trung ương (Vinaseed) và 63,8% tại Công ty cổ phần PAN Saladbowl.

Công ty cổ phần Tập đoàn Lộc Trời hiện có vốn điều lệ 672 tỷ đồng, kinh doanh trong 3 lĩnh vực chính là thuốc bảo vệ thực vật và dinh dưỡng cây trồng, giống cây trồng, chế biến lương thực. Tập đoàn có 5 nhà đầu tư nước ngoài sở hữu 44,04% vốn, tương đương 29,58 triệu cổ phiếu. Quỹ Vietnam Azalea Fund Limited - do Mekong Capital quản lý vừa thoái 6,07% vốn ngay khi Lộc Trời niêm yết cổ phiếu LTG trên sàn UPCoM.

Rất có thể, những thương hiệu này sẽ là tạo sóng hoặc thúc đẩy sóng ngầm cho các thương vụ M&A tới đây trong lĩnh vực nông nghiệp, như cách mà Thành Thành Công đã làm trong ngành mía đường. Có nhiều lý do để nhìn thấy xu hướng này, nhất là sự hậu thuẫn của Chính phủ cho mục tiêu phát triển nông nghiệp hiệu quả cao của Việt Nam.

Chính phủ đã nâng mức gói tín dụng trong nông nghiệp công nghệ cao từ 60.000 tỷ lên 100.000 tỷ đồng kèm theo cam kết đơn giản hóa thủ tục để giải ngân. Thủ tướng Chính phủ đã cam kết đề xuất với Quốc hội sửa Luật Đất đai theo hướng sửa quy định về hạn điền, nhưng không sửa những vấn đề bản chất của Luật Đất đai, nghiên cứu có chính sách để nhân rộng mô hình nông nghiệp công nghệ cao ra cả nước...

Đặc biệt, không thể không nhắc tới kế hoạch cổ phần hóa, thoái vốn tại hàng loạt “ông lớn” trong ngành nông nghiệp được xác định rõ sẽ được làm ngay trong năm nay như: Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, Tổng công ty Lương thực miền Nam, Tổng công ty Rau quả, nông sản, Tổng công ty Chè Việt Nam, Tổng công ty Cà phê Việt Nam...

Theo kế hoạch, trong giai đoạn 2017 - 2020, ngành nông nghiệp sẽ thoái vốn 2.190 tỷ đồng (giá trị sổ sách), riêng năm 2017 thực hiện thoái vốn giá trị sổ sách dự kiến là 1.643 tỷ đồng. Tất nhiên, nguồn hàng cho M&A trong nông nghiệp không dễ “xơi”. Những chậm trễ trong cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước ra khỏi các doanh nghiệp nông nghiệp có lý do về tình hình kinh doanh không mấy hấp dẫn.

Nhưng nhận định từ Nhóm nghiên cứu của Diễn đàn M&A Việt Nam năm 2017 lại cho thấy dư địa khá lớn. Vì sau vài năm có làn sóng những nhà đầu tư lấn sân sang lĩnh vực nông nghiệp, sẽ có sự phân hóa giữa các doanh nghiệp trong ngành. Đây là thời điểm các thương vụ phát hành riêng lẻ cho đối tác trong lĩnh vực nông nghiệp và chuyển nhượng giữa các nhà đầu tư sẽ xuất hiện.

Ngoài ra, sẽ có sự phát triển trong chuỗi giá trị, các doanh nghiệp không chỉ đầu tư vào mảng trồng trọt hoặc chăn nuôi, mà cả lĩnh vực chế biến và phân phối, bao gồm cả bán lẻ các sản phẩm nông nghiệp hướng đến thị trường Việt Nam và các nước trong khu vực.

Thậm chí, với các doanh nghiệp nhà nước trong diện cổ phần hóa, thoái vốn, thì thương hiệu, lợi thế quyền sử dụng đất... cũng sẽ hấp dẫn các nhà đầu tư có chiến lược dài hạn cho sự thay đổi. Nghĩa là, các bên đang cần tận dụng những lợi thế riêng để bù trừ cho nhau, tạo nên giá trị mới cho các doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam - cơ sở để khởi đầu các thương vụ M&A chất lượng.

Trở lại tiết lộ của ông Đặng Văn Thành rằng, sẽ không thực hiện thêm một thương vụ M&A nào nữa trong ngành mía đường, có thể ông trùm mía đường muốn dồn sức để tạo giá trị cho hệ thống hiện có. Mong muốn của ông là việc kinh doanh phải tạo giá trị cho xã hội, cho doanh nghiệp, cho người lao động, người nông dân và cho chính bản thân. Nhưng chính ông cũng nói, chỉ các doanh nhân mới thực sự biết lúc nào nên mua, lúc nào nên bán, vì đó là thị trường.

Vào thời điểm này, giới đầu tư đang nói nhiều về mối quan hệ thân thiết giữa ông và Chủ tịch Hoàng Anh Gia Lai và chiến lược ông từng gọi là ao ước mua lại nhà máy mía đường và vùng nguyên liệu tại Attapeu (Lào). Bởi, ông Thành đã nói, những việc Tập đoàn chưa làm được với ngành mía đường trong nước sẽ được hiện thực hóa tại chính nhà máy, vùng nguyên liệu 6.000 ha này.

Bước đi tạo giá trị mới mà nhiều doanh nghiệp Việt Nam đang làm có thể là sự khởi đầu cho làn sóng M&A mới, có thể nổi lên ngay trong ngành nông nghiệp đầy tiềm năng của Việt Nam.

Hồng Phúc
 
http://baodautu.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn