08:23 EST Thứ ba, 19/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Sự hài lòng của người dân là quan trọng nhất

Thứ hai - 17/07/2017 10:11
Cuối năm 2017, theo hướng dẫn của UBTƯ MTTQ Việt Nam, MTTQ các cấp tỉnh Hải Dương sẽ đánh giá sự hài lòng của nhân dân đối với những xã, huyện được công nhận nông thôn mới. Và tiêu chí đó là quan trọng nhất.

Đường giao thông nông thôn xã Nhân Quyền, huyện Bình Giang, Hải Dương.

Hỗ trợ các xã cán đích

Tỉnh Hải Dương vừa ra thông báo kết luận về Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới năm 2017 và giai đoạn 2016- 2020. Theo đó, đối với 38 xã đăng ký hoàn thành nông thôn mới trong năm 2017, tỉnh tiếp tục hỗ trợ mỗi xã về đích 7 tỷ đồng, trước mắt UBND tỉnh cân đối ngân sách hỗ trợ mỗi xã 5 tỷ đồng. Đối với 12 xã không đăng ký nhưng vẫn hoàn thành nông thôn mới của các năm trước, hỗ trợ ngay mỗi xã 7 tỷ đồng. Trong 2 năm 2018 và 2019, mỗi xã hoàn thành xây dựng nông thôn mới được tỉnh hỗ trợ 5 tỷ đồng. Đối với các xã khó khăn, Ban Thường vụ Tỉnh ủy giao UBND tỉnh cân đối ngân sách, hằng năm dành 70 tỷ đồng hỗ trợ xây dựng một số công trình cụ thể để khuyến khích phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới.

Theo ông Nguyễn Văn Thu, ủy viên Hội đồng Tư vấn, phản biện Kinh tế-xã hội, nguyên Phó Chủ tịch thường trực MTTQ tỉnh Hải Dương, hưởng ứng cuộc vận động xây dựng nông thôn mới, ngay từ cuối năm 2011, tỉnh Hải Dương bắt đầu triển khai. Tính đến hết năm 2016 đã có tổng 109/226 xã đã về đích xây dựng nông thôn mới. Năm 2017, có trên 20 xã đăng ký về đích nông thôn mới. Nếu thêm trên 20 xã đạt chuẩn thì hết năm 2017 tỉnh Hải Dương vượt trên 50% số xã đạt chuẩn xây dựng nông thôn mới. Với cấp huyện, có huyện Kinh Môn đăng ký về đích xây dựng nông thôn mới năm 2017.

Trong tổng số 22 xã xây dựng nông thôn mới của huyện Kinh Môn, đã có 18 xã về đích,  4 xã còn lại đều đăng ký về đích trong năm 2017. Huyện Kinh Môn phấn đấu hết quý 3-2017 sẽ hoàn thành 100% xã đạt chuẩn nông thôn mới. Quý 4 – 2017 sẽ làm thủ tực báo cáo và đề nghị với Ban chỉ đạo Trung ương công nhận huyện Kinh Môn hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới. Bên cạnh đó, Thị xã Chí Linh cũng đăng ký hoàn thành trong năm 2017, nhưng theo quy định thị xã không được công nhận là thị xã nông thôn mới, mà chỉ gọi là thị xã hoàn thành chương trình mục tiêu xây dựng nông thôn mới.

Về chủ trương hỗ trợ, ông Nguyễn Văn Thu cho biết: Theo quy định của Ban chỉ đạo Trung ương, ngoài các nguồn theo quy định, Tỉnh chủ trương hỗ trợ mỗi xã đạt nông thôn mới là 7 tỷ đồng. Bên cạnh đó, các huyện cũng cân đối để hỗ trợ thêm các xã. Nói chung mỗi  xã về đích nông thôn mới của Hải Dương về cơ bản là được tỉnh hỗ trợ khoảng 10 tỷ đồng. Đó là số kinh phí ngoài phần đầu tư chung của Trung ương, các nguồn ngân sách theo quy định của Nhà nước về xã đạt nông thôn mới. Số tiền hỗ trợ chủ yếu là để Ban chỉ đạo các xã đầu tư thêm vào xây dựng cơ sở hạ tầng để đảm bảo tiêu chí đạt chuẩn.   

Đánh giá sự hài lòng của người dân 

Đánh giá về mục đích xây dựng nông thôn mới để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân, ông Thu tâm tư: Có thể nói, qua 4 năm triển khai chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, đời sống của người dân cơ bản được nâng lên một bước. Chúng tôi vẫn tuyên truyền, vận động người dân cái đích xây dựng nông thôn mới quan trọng nhất là để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân. Nhưng thực ra, giai đoạn đầu đích chính vẫn là tập trung vào xây dựng cơ sở vật chất cho các địa phương. Ví dụ như chuyển đổi cơ sở vật chất, vận động người dân kết nối với nhau thành tổ hợp tác, nhóm để họ sản xuất. Tuy nhiên, phải có cơ sở vật chất người dân mới đủ điều kiện để phát triển sản xuất. 

Theo ông Thu, cuối năm 2017, theo hướng dẫn của UBTƯ MTTQ Việt Nam, MTTQ các cấp, trong đó có tỉnh Hải Dương phải đánh giá sự hài lòng của nhân dân đối với những xã, huyện  được công nhận nông thôn mới. Cụ thể, có những mẫu phiếu đánh giá xem tỷ lệ số hộ quy định rõ, ví dụ 1 xã có 5.000 hộ phải lấy ý kiến ít nhất được 2.500 hộ trong xã. Trong mẫu có phần xin ý kiến của dân để đánh giá sự hài lòng của người dân xem chủ trương xây dựng nông thôn mới có đạt được như vậy không. Còn việc công nhận có đạt hay không đạt chuẩn nông thôn mới là do Ban chỉ đạo các cấp, theo Bộ tiêu chí quốc gia.

Nhìn nhận về việc đánh giá sự hài lòng của người dân, ông Thu cho rằng, Mặt trận Trung ương đưa ra chủ trương đánh giá sự hài lòng của người dân về xây dựng nông thôn mới là việc rất hợp lý, bởi qua khảo sát sẽ thấy được người dân thực chất đã vào cuộc hay chưa. Đó mới là điều quan trọng nhất.    

Theo: Hải Nhi/daidoanket.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 209


Hôm nayHôm nay : 46135

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 811698

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71039013