00:47 EST Thứ ba, 24/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Sức dân làm nên những con đường nông thôn mới

Thứ năm - 13/06/2013 04:42
Là 1 trong 16 xã của huyện Thái Thụy được tỉnh lựa chọn hỗ trợ đầu tư vốn xây dựng hạ tầng nông thôn mới năm 2013, những ngày qua xã Thụy Ninh huy động tối đa nhân lực, vật tư làm đường ra đồng, cứng hóa kênh mương. Đây cũng là bước khởi đầu để xã thực hiện 2 nội dung khó nhất là giao thông và thủy lợi, phấn đấu hết năm 2014 sẽ cán đích nông thôn mới.

Người dân xã Thụy Ninh thi đua làm đường giao thông nội đồng.
Ngày đầu của tháng 6, chúng tôi có mặt trên cánh đồng thôn Đoài. Dưới cái nắng bỏng rát nhưng hàng chục người dân vẫn hối hả, thi đua làm đường giao thông. Mỗi người một việc: chỗ này thì san gạt mặt đường, vận chuyển cát sỏi, kè bờ đường sao cho thẳng, chỗ kia từng tốp người đang chuyền tay nhau những xô cát, sỏi đổ vào máy trộn bê tông, xa xa tổ thanh tra nhân dân đo đạc độ dày, chiều rộng của đường xem đã đạt chuẩn chưa… Lưng áo người nào người nấy ướt đẫm mồ hôi nhưng trên khuôn mặt đều biểu lộ niềm vui, hồ hởi, phấn khởi. Bí thư Chi bộ thôn - Vũ Hữu Dũng chia sẻ: “Đợt này, thôn Đoài được Nhà nước hỗ trợ toàn bộ vật liệu cứng hóa 400m đường ra đồng, 377m kênh mương, nhân dân chỉ phải bỏ công lao động nên bà con mừng lắm. Dù đang lúc thu chiêm làm mùa bận mải nhưng ai cũng gác việc nhà ra góp sức cùng cộng đồng.
Trong đó, tích cực nhất là chi hội người cao tuổi, các cụ không chỉ trực tiếp lao động, hàng ngày còn phân công nhau nấu nước mang ra phục vụ dân làng”. Lát sau, ông Dũng chỉ tay về phía cụ Vũ Tuấn Ky bảo: “Năm nay cụ Ky 75 tuổi rồi nhưng từ hôm thôn khởi công làm đường đến nay, không ngày nào cụ vắng mặt, lớp trẻ nhìn vào gương cụ ai cũng phục”. Lấy tay quệt vội những giọt mồ hôi lăn dài trên má, cụ Ky kể rằng: “Tôi nhớ, năm 1960 ban đêm nhân dân trong làng cũng lao động xã hội chủ nghĩa đốt đèn măng sông để đắp đường.
Vậy mà đã qua mấy chục năm bà con đi lại trên đường đất, nay nhờ nông thôn mới đường không chỉ được đắp lại to rộng mà còn được bê tông hóa chắc bền, không gì tuyệt vời bằng. Đi trên con đường thơm nguyên mùi xi măng, cát sỏi, rộng thênh thang, đám già chúng tôi cũng không nghĩ đến cuối đời lại được chứng kiến cảnh quê hương đổi thay, giàu đẹp thế này”. Mang theo niềm vui từ thôn Đoài, chúng tôi đến thôn Bùi, phong trào làm đường giao thông nơi đây cũng sôi nổi không kém. Trưởng thôn - Vũ Thị Thấm cho biết: “Hưởng ứng chủ trương xây dựng nông thôn mới, ngay từ đầu năm nhân dân thôn Bùi đã tự nguyện góp công, góp tiền làm 400m ngõ xóm trong khu dân cư. Lần này, thôn làm tiếp 200m đường ra đồng, 195m kênh mương. Chủ trương đưa ra họp bàn, 100% gia đình đều nhất trí, chia tổ cử người tham gia lao động.
Cũng nhờ lòng dân đồng thuận, cả tuyến đường này vừa làm nền, san mặt bằng, đổ bê tông chỉ mất 15 ngày. Đợi sau khi thu hoạch lúa, chúng tôi tiếp tục xây máng cứng phục vụ tốt cho sản xuất”. Đứng cạnh chị Thấm, cụ Vũ Thị Viển cho biết: “Trước đây, tôi cũng làm trưởng thôn, động viên cả làng cùng lao động tập thể nhưng là để làm chấm công, tính điểm lấy thóc. Còn giờ tham gia lao động xây dựng nông thôn mới, điều kỳ lạ là dù không được công điểm nào, thậm chí còn bỏ thêm tiền mà bà con còn hăng hơn trước. Mình làm để con cháu mình sau này hưởng lợi, đi đâu mà thiệt”.
Ông Phạm Văn Ngọ, Bí thư Đảng ủy xã cho biết: Từ nguồn vốn hỗ trợ của tỉnh, đợt này Thụy Ninh huy động sức dân bê tông hóa hơn 2,8 km đường ra đồng, gần 1,6km kênh mương. Phát huy tối đa dân chủ, xã giao vật liệu, các thôn tự tổ chức họp bàn, xây dựng phương án thực hiện phù hợp với điều kiện thực tiễn. Trước đây, địa phương đã làm đường thôn, ngõ xóm nhưng nhân dân phải góp cả công lẫn của, còn lần này bà con chỉ phải góp công lao động nên khi chủ trương đưa ra ai cũng đồng thuận, hưởng ứng nhiệt tình. Thôn Hệ đi tiên phong được xã chọn làm điểm rút kinh nghiệm, sau đó cả 7/8 thôn đồng loạt khởi công xây dựng các công trình, thôn thì chọn làm đường trước, thôn thì chọn cứng hóa kênh mương.
Từ giữa tháng 5 đến nay, cả xã sôi động không kém gì công trường xây dựng. Đi đến đâu cũng thấy cờ đỏ cắm khắp các cánh đồng, tiếng máy trộn đảo bê tông nổ giòn giã, tiếng nói cười rôm rả. Trung bình một ngày, mỗi thôn có từ 60 đến 100 người tham gia, bà con ganh đua quyết liệt, ai cũng mong muốn thôn mình về đích sớm nhất. Nhiều hộ gia đình còn ủng hộ thêm tiền, một số hộ tự nguyện tháo dỡ công trình để xây dựng đường bảo đảm đủ tiêu chuẩn bề rộng theo quy định. Đến thời điểm này, Thụy Ninh đã hoàn thành khoảng 60% khối lượng công việc, người dân đã đóng góp hàng ngàn công lao động. Dự kiến, sau thu chiêm làm mùa, các thôn sẽ tiếp tục xây mương làm đường, phấn đấu hoàn thành trong tháng 8/2013.
Cũng theo lời ông Ngọ: Không chỉ đến khi được Nhà nước hỗ trợ xây dựng nông thôn mới nhân dân mới đồng lòng, tích cực như vậy.
Trước đây, Thụy Ninh cũng là một trong những đơn vị đi đầu của huyện trong phong trào chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi như: nuôi lợn hướng nạc, xây dựng vùng chăn nuôi tập trung, quy vùng liên kết sản xuất lúa hàng hóa. Xã tích cực huy động các nguồn lực đầu tư theo phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm” xây dựng các công trình điện - đường - trường trạm. Cả 3 trường học, Trạm Y tế đều đã đạt chuẩn quốc gia, 3.672/3.680 lao động có việc làm thường xuyên. Thu nhập bình quân trên đầu người dân đạt 25,077 triệu đồng/người/năm.
Dù không được chọn là xã điểm xây dựng nông thôn mới của tỉnh, của huyện nhưng đến nay, Thụy Ninh đã đạt 13 tiêu chí, 4 tiêu chí cơ bản đạt. Dự kiến, để hoàn thiện các tiêu chí còn lại (trong đó khó nhất là 2 tiêu chí giao thông và thủy lợi) Thụy Ninh cần nguồn vốn đầu tư 15,353 tỷ đồng, trong đó tỉnh hỗ trợ 10,668 tỷ đồng, huyện hỗ trợ 0,296 tỷ đồng, còn lại là nguồn ngân sách địa phương và huy động sức dân đóng góp. Đến thời điểm này, chính quyền địa phương đã xây dựng lộ trình, giải pháp huy động nguồn lực thực hiện những tiêu chí chưa đạt và giữ vững tiêu chí đã đạt. Ông Ngọ  khẳng định: “Nhân dân Thụy Ninh đang rất hồ hởi, phấn khởi, nhiệt tình, sẵn sàng góp công, góp tiền đối ứng xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật. Vì vậy, nếu tỉnh tiếp tục hỗ trợ vốn như vừa qua chắc chắn năm 2014, địa phương sẽ về đích trong xây dựng nông thôn mới như đã định”.
 
Bài, ảnh: Nguyễn Hình (baothaibinh.com.vn)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 177


Hôm nayHôm nay : 28850

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1034552

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72717261