12:56 EST Thứ tư, 08/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Sức sống của làng dệt Triều Khúc

Thứ sáu - 31/07/2015 00:03
Làng Triều Khúc, xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, Hà Nội, xưa kia nổi tiếng với nghề dệt quai cho nón quai thao. Trước nhu cầu của thị trường, làng nghề đã nhanh nhạy chuyển đổi sang sản xuất nhiều mặt hàng dệt khác nhau.
Cho đến nay, sản phẩm chủ lực của làng nghề là dệt dải băng phù hiệu, cấp hiệu, huân chương cho thị trường toàn quốc.
Một nhiệm vụ vinh dự
Nằm không xa trung tâm Thủ đô nhưng Triều Khúc như một làng quê Bắc Bộ cổ, với cong cong mái đình dưới bóng đa soi mình bên hồ nước. Nơi đây xưa kia nổi tiếng với nghề dệt lụa, thổ cẩm… Một trong những sản phẩm làm nên tên tuổi của làng là dải lụa làm quai cho nón quai thao - hình ảnh đã một thời đi vào thơ ca. Những chiếc quai mềm mại được dệt bằng lụa tơ tằm 100% đã tô điểm cho chiếc nón quai thao càng thêm duyên dáng. Chính vì thế mà làng Triều Khúc còn có tên gọi khác là làng Đơ Thao hay Kẻ Thao.
Một xưởng dệt của HTX Công nghiệp dệt Triều Khúc.
Một xưởng dệt của HTX Công nghiệp dệt Triều Khúc.
Ông Nguyễn Hữu Quy - Chủ nhiệm HTX Công nghiệp dệt Triều Khúc cho biết, nơi đây xưa kia có truyền thống dệt lụa, là nơi làm ra những sản phẩm như quai nón quai thao, vải the, áo yếm… Khi nhu cầu xã hội thay đổi, các nền văn hóa hiện đại du nhập vào nước ta, nón quai thao bị “thất sủng”, áo the, áo yếm cũng ít người dùng. Vốn là vùng đất năng động, nhạy bén nên người Triều Khúc đã nhanh chóng chuyển sang làm tua bóng, tua cờ, y môn…, những đồ vật thờ và trang trí treo trong những ngày lễ Tết, rồi đến những mặt hàng thiết yếu như khăn mặt, khăn bông, khăn quàng xuất khẩu.
Nhờ có kỹ thuật dệt cổ truyền tinh xảo, năm 1957, người dân làng dệt Triều Khúc được nhận một nhiệm vụ vô cùng quan trọng là sản xuất băng, huân chương phục vụ nhiệm vụ cách mạng. Xác định đây vừa là niềm vinh dự, tự hào nhưng đồng thời cũng là nhiệm vụ cách mạng vô cùng quan trọng, nặng nề, những nghệ nhân nơi đây với tâm huyết và đôi bàn tay khéo léo đã dệt nên những dải băng huân chương đúng tiêu chuẩn, bền, đẹp... Nhờ uy tín và trình độ tay nghề, những năm gần đây, người dân làng nghề Triều Khúc còn nhận được các hợp đồng về dệt phù hiệu, cầu vai cấp bậc cho các lực lượng vũ trang. Đây cũng là một trong những nhiệm vụ vô cùng quan trọng, có ý nghĩa to lớn và là sản phẩm chủ lực của làng nghề hiện nay. Theo ông Quy, loại sợi dùng để dệt các mặt hàng này chủ yếu là sợi nhập ngoại như sợi polyester, poliamit, visco… đã có sẵn màu sắc, người dệt không phải nhuộm mà chỉ cần phối màu theo yêu cầu. Nhờ đó, mỗi máy dệt một ngày có thể làm ra từ 7 - 8m băng. Tuy nhiên, các sản phẩm vẫn được dệt hoàn toàn bằng phương pháp cổ truyền nên độ tinh xảo và chất lượng luôn được đảm bảo.
Quyết tâm giữ nghề
Theo ông Quy, những năm 1990 là thời điểm khó khăn nhất của làng nghề. Hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu tan rã, thị trường rộng lớn tiêu thụ các sản phẩm dệt may không còn. Đời sống của các xã viên trong HTX vô cùng khó khăn. Nhân lực của HTX giảm đáng kể, từ hơn 400 xã viên xuống chỉ còn hơn 100 xã viên. Không đành lòng nhìn nghề truyền thống bị mất đi, ông Quy đã cùng với những người tâm huyết thành lập tổ hợp sản xuất làm ra những sản phẩm khác biệt so với sản phẩm công nghiệp. Đó là những sản phẩm hoàn toàn được dệt thủ công tinh xảo, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng và sự cạnh tranh trên thị trường. Vượt qua khó khăn, hiện nay, HTX Công nghiệp dệt Triều Khúc đã trở thành đơn vị chủ lực cung cấp toàn bộ mặt hàng thêu, dệt phù hiệu, cấp hiệu, dây mũ, băng huân chương các loại cho các lực lượng vũ trang toàn quốc và các ngành dân sự. Hiện nay, HTX có 137 xã viên với mức thu nhập từ 2,5 - 3 triệu đồng/người/tháng. Ngoài ra, hàng năm xã viên đều được chia lãi từ vốn góp. Doanh thu của HTX hàng năm đạt trên 3 tỷ đồng.
Phó Chủ tịch UBND xã Tân Triều Đặng Ngọc Quyền cho biết, thời gian qua, HTX Công nghiệp dệt Triều Khúc phát triển khá ổn định. Hoạt động của HTX đóng góp không nhỏ cho kinh tế - xã hội ở địa phương, tạo công ăn việc làm cho hàng trăm lao động, đóng góp đáng kể vào chương trình xây dựng nông thôn mới ở địa phương. Với sự năng động, nhạy bén trước những biến động của thị trường, làng nghề Triều Khúc vẫn tiếp tục phát huy truyền thống quý báu mà cha ông để lại.                


Theo: ktdt.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 229


Hôm nayHôm nay : 35974

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 266177

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73313148