16:01 EST Chủ nhật, 24/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Sức sống mới ở vùng ATK năm xưa

Thứ tư - 03/02/2016 07:14
Trong lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc, địa danh Sài Sơn (nay thuộc huyện Quốc Oai, Hà Nội) là địa chỉ đỏ gắn với nhiều sự kiện quan trọng, không chỉ đối với Hà Nội , mà có ý nghĩa với phong trào cách mạng cả nước - ATK của Xứ ủy Bắc Kỳ. Sài Sơn hôm nay đã trở thành xã nông thôn mới giàu đẹp, vùng đô thị sinh thái của Thủ đô trong tương lai không xa.

Sản xuất và lắp ráp kính hộp tại Công ty CP Công nghiệp châu Á - CAG, Khu công nghiệp Thạch Thất - Quốc Oai (Hà Nội)

Về xã Sài Sơn vào những ngày đầu xuân, ngay sau khi Đại hội lần thứ XII của Đảng vừa thành công tốt đẹp, cảm nhận không khí xuân tràn ngập các nẻo đường. Dọc trục đường chính của xã, những dãy nhà cao tầng san sát, rực rỡ cờ hoa. Đường bê-tông được trải tới từng ngõ nhỏ. Trên bãi sông Đáy, những người nông dân rộn ràng thu hái cam Canh, bưởi Diễn phục vụ thị trường Tết Nguyên đán.

Đảng viên lão thành Nguyễn Đàn, 70 năm tuổi Đảng. Năm nay cụ Đàn bước sang tuổi 93 nhưng vẫn minh mẫn, kể lại những dấu mốc không thể nào quên của thời kỳ sôi sục khí thế cách mạng ở quê mình cách đây hơn 80 năm. Nhiều thế hệ cao niên trong làng còn kể về phong trào cách mạng và sự kiện thành lập chi bộ Đảng ở Sài Sơn. Tháng 8-1936, trong căn nhà nhỏ tại xóm Thượng, làng Đa Phúc, xã Sài Sơn, tổ chức cách mạng mang tên “Tổ Cộng sản Đa Phúc” được thành lập gồm ba đồng chí. Dưới sự lãnh đạo của Tổ Cộng sản, quần chúng tập hợp trong các tổ chức Hội Cứu tế đỏ, tham gia phong trào học chữ quốc ngữ, ảnh hưởng của phong trào cách mạng thêm sâu sắc. Đầu năm 1938, Xứ ủy Bắc Kỳ quyết định công nhận Tổ Cộng sản Đa Phúc là Chi bộ Đa Phúc, trực thuộc Thành ủy Hà Nội, chịu trách nhiệm lãnh đạo phong trào ở Đa Phúc - Thụy Khuê và toàn tỉnh Sơn Tây hồi đó. Đến tháng 10-1940, Chi bộ Đa Phúc phát triển thêm hai cơ sở đảng ở Phúc Thọ và Tùng Thiện, tạo nền tảng để Xứ ủy Bắc Kỳ thành lập Đảng bộ tỉnh Sơn Tây. Phong trào cách mạng ở Đa Phúc có lúc lắng xuống, nhưng những đảng viên trung kiên vẫn giữ vững niềm tin, nuôi dưỡng ngọn lửa cách mạng.

Từ năm 1944, Sài Sơn đã được chọn làm ATK của Xứ ủy Bắc Kỳ và là nơi làm việc của cơ quan Báo Cứu Quốc. Các đồng chí Xuân Thủy, Lê Quang Đạo đã ở, làm việc, tham gia chỉ đạo phong trào cách mạng địa phương. Sài Sơn vinh dự được Chủ tịch Hồ Chí Minh nhiều lần về thăm và làm việc. Từ 3-2-1947 đến 2-3-1947, Bác Hồ về ở và làm việc tại khu chùa Một Mái, trực tiếp chỉ đạo cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Trong gian buồng nhỏ, với chiếc máy đánh chữ bên ngọn đèn dầu, ngày đêm, Bác tự tay đánh máy nhiều tài liệu quan trọng, ký duyệt nhiều sắc lệnh của Chính phủ. Bác thường nhắc nhở cán bộ trong đội công tác về ý thức tôn trọng tự do tín ngưỡng của nhân dân và tinh thần cảnh giác, giữ gìn bí mật.

Truyền thống cách mạng đã hun đúc tình yêu quê hương của mỗi người con Sài Sơn. Địa danh ấy hôm nay đã đổi thay rất nhiều. Đồng chí Nguyễn Văn Ngọc, Phó Bí thư Đảng ủy xã Sài Sơn phấn khởi cho biết, phát huy truyền thống quê hương cách mạng, thời gian qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Sài Sơn đã huy động mọi nguồn lực, tạo chuyển biến đáng ghi nhận trên mọi lĩnh vực công tác. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2010 - 2015 đạt 16,8%. Thu nhập bình quân đầu người tăng từ 11,5 triệu đồng (năm 2010) lên 29,8 triệu đồng (năm 2015). Đáng chú ý, công tác xây dựng nông thôn mới của xã được đặc biệt chú trọng. Cuối năm 2015, xã đã cơ bản đạt 19 tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới. Trên địa bàn xã triển khai hàng chục dự án có quy mô lớn, nhưng nhìn chung các dự án được triển khai bảo đảm công khai, dân chủ, đúng quy định, được nhân dân đồng thuận. Tiềm năng du lịch - thương mại của địa phương được khai thác, phát huy giá trị khi khu di tích Chùa Thầy được công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt, mỗi năm thu hút hàng trăm nghìn lượt khách du lịch đến tham quan, chiêm bái.

Tuy nhiên, quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Sài Sơn thời gian qua cũng đặt ra nhiều thách thức mới, đòi hỏi Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Sài Sơn cần tìm giải pháp tháo gỡ. Xã hiện có diện tích đất tự nhiên hơn 1.000 ha, dân số gần 20 nghìn người, phần lớn người dân sống bằng nghề nông. Theo quy hoạch xây dựng chung Thủ đô Hà Nội, Sài Sơn được xây dựng thành khu đô thị sinh thái, phần lớn đất sản xuất nông nghiệp khu vực trong đê đã và đang bị thu hồi để thực hiện các dự án như khu vui chơi giải trí quốc tế Tuần Châu; Khu đô thị Quốc Oai, đường vành đai du lịch…, do đó vấn đề chuyển đổi nghề, tạo việc làm cho nông dân khi thu hồi đất đặt ra khá gay gắt. Phó Bí thư Đảng ủy xã Nguyễn Văn Ngọc cho biết: Trước những yêu cầu của tình hình mới, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã Sài Sơn nhiệm kỳ 2015 - 2020 xác định, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng vật nuôi, xây dựng vùng bãi sông Đáy thành vùng sản xuất nông nghiệp có giá trị kinh tế cao. Triển khai xây dựng điểm tiểu thủ công nghiệp Phúc Đức tạo điều kiện cho các hộ dân làm nghề cơ khí, mộc phát triển sản xuất. Tăng cường quản lý, phát huy giá trị của Khu di tích Chùa Thầy… phấn đấu tốc độ tăng trưởng kinh tế hằng năm đạt từ 16% trở lên, thu nhập bình quân đầu người đạt 40 triệu đồng trở lên, cơ cấu kinh tế chuyển mạnh sang hướng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ du lịch và nông nghiệp… Đó chính là những giải pháp thiết thực để Sài Sơn khơi dậy nguồn nội lực, xây dựng vùng quê giàu truyền thống cách mạng thành vùng quê trù phú, ấm no, tiến tới trở thành vùng đô thị sinh thái trong tương lai không xa.

Theo: nhandan.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 259


Hôm nayHôm nay : 79803

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1149116

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71376431