12:43 EST Thứ tư, 27/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Sung túc vùng biên An Giang

Chủ nhật - 07/08/2016 10:01
Trong câu chuyện “Con người cùng với Bảy Núi (huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang) xưa và nay”, khiến người ta nghĩ tới vùng đất vốn có nhiều huyền thoại, ngay cả việc sản xuất cũng không giống dưới đồng bằng. Mùa mưa, rừng trở lại xanh tươi, vườn cây ăn trái xum xuê, nào là bơ, mãng cầu, dâu… luôn bắt mắt khách thập phương vãn cảnh núi non.
 

Quýt đường Núi Cấm.

Đặc sản núi Cấm

Với diện tích 4.198 ha, độ cao tuyệt đối 710m (vồ Bồ Hong) so mặt nước biển, núi Cấm không chỉ được mệnh danh “trung tâm hành hương” vùng Bảy Núi (tỉnh An Giang), mà nơi đây còn có nhiều vườn cây ăn trái đặc sản ở khắp các vồ, điện.

Ông Dương Ánh Đông, Trưởng trạm BVTV huyện Tịnh Biên cho biết, theo con số thống kê chưa đầy đủ, hiện tại núi Cấm có khoảng 150 ha vườn, chủ yếu là trồng cây có múi như: quýt, cam, bưởi, sầu riêng… được lấy giống từ Tiền Giang và Bến Tre. Ngoài ra, còn có bơ, mãng cầu xiêm và mãng cầu ta, hồng quân… cũng thu hoạch vào mùa mưa.

Hầu hết, các miếng vườn xuất phát ở vồ Đầu, vồ Bồ Hong, Rau Tần… nơi nhiệt độ dao động 21 – 25oC và có nguồn nước lưu dẫn tốt. “Khai thác thế lợi thế này, lập vườn trồng cây có múi là thích hợp, vừa kết hợp dịch vụ phục vụ tham quan. Như vậy, tạo ra vùng cây ăn trái đặc sản phong phú, đa dạng chủng loại, mà dưới đồng bằng không phải chỗ nào cũng sánh được” – ông Đông giải thích.

Đặc biệt, khi cây có múi đưa lên độ cao 400m – 500m, hạn chế được các loại sâu bệnh gây hại mùa màng, mà nhà vườn quen gọi “sâu vẽ bùa và con ruồi vàng” là 2 đối tượng đáng ngại.

Năm 2016 này, núi Cấm có 66 cư dân được UBND xã An Hảo (huyện Tịnh Biên) xét chọn danh hiệu “Nông dân giỏi”, với các mô hình canh tác vườn và trồng trọt hoa màu, doanh thu đạt trung bình trên 100 triệu đồng/ha/năm.

Theo ông Nguyễn Văn Ngàn, Chi hội trưởng Nông dân ấp Thiên Tuế, cư dân lập vườn trồng cây ăn trái mới phát triển vài năm gần đây, chủng loài rất da dạng và thu hoạch chủ yếu mùa mưa. Còn ông Phạm Việt Tân, Trưởng ban Nhân ấp Vồ Đầu cho biết, địa bàn được phần thuận lợi đôi chút nên xuất hiện nhiều mô hình làm vườn, có 22 cư dân được xét chọn “Nông dân giỏi” từ 2 đến 3 năm.

Khu vực chuyên canh

Mùa mưa, cư dân ven triền núi tập trung trồng tỉa hoa màu, tạo ra màu xanh tươi tốt, sung túc hơn hẳn sau mấy tháng nắng hạn kéo dài. Cùng lúc, khu vực từ bình độ 30 trở lên, đất sườn đồi, núi có trồng cây ăn trái xen cây rừng thì cư dân cũng đón mùa thu hoạch bơ, mãng cầu ta, mãng cầu xiêm… như: Tà Lọt (núi Cấm), bến Bà Chi và Ô Vàng (núi Dài lớn), Tân Lợi (đồi Kako), Ô Tứk Sa (Chi Lăng)… Trái cây từ trên đồi, núi xuống đều ra hương lộ, tỉnh lộ, quốc lộ và thậm chí đi luôn chợ Cửa khẩu Tịnh Biên.

 

Đặc sản sầu riêng  

Ông Nguyễn Văn Tấn (cư dân ấp Tà Lọt, xã An Hảo) bảo, mùa mưa ở đây sung túc nhất khu vực miền núi, bởi Tà Lọt là thung lũng tiếp giáp 2 vách núi Dài lớn (huyện Tri Tôn) và núi Cấm (huyện Tịnh Biên), vừa có Hương lộ 17B đi luôn về Cửa khẩu Tịnh Biên và ngược lại. “Trước đây, khu vực Ô Tà Sóc có nhiều lợi thế, mua bán đông đúc.

Bây giờ, cư dân trên Ô Hồng Hoàng, vồ Đá Bạc (núi Dài lớn, xã Lương Phi) phần nhiều đều xuống bến Tà Lọt” – ông Tấn nói. Do, đường vận chuyển gần, đỡ tốn sức lực và mướn gánh, bạn hàng đánh xe tới nơi mua nông sản. Nhờ vậy, Tà Lọt bớt đìu hiu, mùa mưa trở nên đông vui.

Mùa mưa, đoạn Tỉnh lộ 948 (Nhà Bàng vô Tà Đét) xuất hiện nhiều sạp, kệ bày bán trái cây đặc sản miền núi, một cách “tiếp thị” khá độc đáo, khiến nhiều đoàn khách không thể bỏ qua. Đó là sản phẩm bơ sáp, bơ muỗng, bơ tròn… theo cách gọi của cư dân sở tại, cây giống bản địa và lấy từ Bến Tre.

“Cây trồng trên núi, coi vậy mà hương vị hổng thua các nơi, ăn thử đi, ngon lắm” – bà Nguyễn Thị Ngọc (núi Két, xã Thới Sơn) xởi lởi. Còn mãng cầu ta và mãng cầu xiêm cũng vậy, nguồn gốc từ miệt Tây Ninh nên trái lớn, thịt dai, ít hạt, vị ngọt đậm đà… đang có xu thế phát triển trên vùng Bảy Núi (tỉnh An Giang).

Theo: nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 86

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 83


Hôm nayHôm nay : 46478

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1307155

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71534470