00:34 EST Thứ bảy, 23/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

TP.HCM dẫn đầu lĩnh vực xây dựng nông thôn mới

Thứ năm - 12/09/2013 20:56
Ngày 12/9, Ban Thường vụ Thành uỷ thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức Hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (khoá X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

Làm đường giao thông nông thôn. Ảnh minh họa. (Nguồn: TTXVN)
Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cao Đức Phát khẳng định Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những địa phương đi đầu trong xây dựng Chương trình mục tiêu quốc gia nông thôn mới và sẽ là địa phương đầu tiên có 100% xã đạt 19 tiêu chí của Chương trình nông thôn mới. 

Theo Bộ trưởng Cao Đức Phát, kết quả thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (khóa X) đã mang lại phúc lợi cho 1,2 triệu người dân nông thôn, đảm bảo phát triển hài hòa của thành phố và là gợi ý cho các địa phương khác có điều kiện tương tự.

Bộ trưởng Cao Đức Phát cho rằng, thành phố cần bổ sung, điều chỉnh và làm rõ hơn những giải pháp thúc đẩy và nâng cao hiệu quả thực hiện trong thời gian tới. 

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ủng hộ chủ trương thành phố hỗ trợ nông dân ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ cao, phát triển chế biến nâng cao hiệu quả sản xuất, đẩy mạnh liên kết nông dân, doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ để làm ra sản phẩm đạt năng suất cao và đảm bảo tính ổn định, hài hòa lợi ích giữa các bên. Cần ứng dụng công nghệ cao, liên kết chuỗi thì mới kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm...

Ông Lê Thanh Liêm, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố cho biết, với việc thực hiện tốt Nghị quyết Trung ương 7 (khóa X), thành phố đã xây dựng nền nông nghiệp đô thị theo hướng hiện đại, phát triển mạnh công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn. 

Cụ thể, tốc độ tăng trưởng GDP của ngành nông, lâm, ngư nghiệp thành phố giai đoạn 2009-2013 đạt 5%/năm; cơ cấu kinh tế nông nghiệp chuyển dần theo hướng nông nghiệp công nghệ cao, tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi; các hoạt động dịch vụ, ngành nghề nông thôn phát triển. 

Đặc biệt, thành phố mở rộng diện tích sản xuất cây trồng, vật nuôi có hiệu quả cao, góp phần nâng giá trị sản xuất bình quân trên 1ha đất canh tác từ 117,5 triệu đồng/ha/năm (2008) lên 239,1 triệu đồng/ha/năm (2012). 

Thành phố đã từng bước hình thành các vùng sản xuất tập trung với các loại hình tổ chức sản xuất quy mô lớn, hiện đại như kinh tế trang trại, kinh tế hợp tác, làng nghề…

Việc đầu tư xây dựng Khu nông nghiệp công nghệ cao, Trung tâm Công nghệ sinh học, bước đầu đã phát huy trong ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ sinh học trong chọn tạo và sản xuất các loại giống cây trồng, giống vật nuôi mới, có năng suất, chất lượng cao, phù hợp với yêu cầu nông nghiệp đô thị, nông nghiệp sinh thái.

Đồng thời, thành phố đã tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông nghiệp, nông thôn với hàng loạt các dự án phục vụ phát triển nông thôn như: các công trình thuỷ nông, đê bao dọc bờ sông Sài Gòn, Trung tâm kiểm dịch giống cây trồng, vật nuôi… 

Thực hiện chương trình xây dựng xã nông thôn mới, thành phố đã huy động nguồn lực xã hội đầu tư 911 công trình gồm cả giao thông, thuỷ lợi, văn hoá-xã hội-y tế…, tạo điều kiện thúc đẩy giao thương, phát triển sản xuất, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần người dân, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và thu hút doanh nghiệp đầu tư.

Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (khóa X), thu nhập bình quân người/tháng theo giá hiện hành của khu vực nông thôn thành phố Hồ Chí Minh năm 2012 đạt 2,727 triệu đồng/tháng (khoảng 32,7 triệu đồng/người/năm), tăng 41,2% so với năm 2010 và tăng bình quân 20,2%/năm giai đoạn 2008-2012. 

Nhờ đó, khoảng cách thu nhập giữa thành thị và nông thôn trên địa bàn thành phố có xu hướng giảm dần qua các năm.

Đánh giá của Thành uỷ thành phố Hồ Chí Minh cho thấy, đến nay, thu nhập từ sản xuất nông nghiệp cùng với đời sống vật chất, văn hoá của người dân nông thôn tăng lên, tạo điều kiện để nông dân, ngư dân, người giữ rừng, người làm muối tiếp cận và được phục vụ tốt hơn các dịch vụ xã hội cơ bản.

Ông Nguyễn Văn Đua, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Trưởng Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới của thành phố chia sẻ kinh nghiệm rút ra của thành phố là phải coi phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, vai trò hạt nhân lãnh đạo của Đảng, đặc biệt là tổ chức Đảng, cấp uỷ cơ sở trong việc đề ra chủ trương, nghị quyết về phát triển nông nghiệp đô thị, xây dựng nông thôn mới, chăm lo đời sống nông dân sát với thực tiễn và yêu cầu, nhiệm vụ phát triển địa phương với quyết tâm chính trị cao. 

Ngoài việc luôn xem xét, bổ sung chính sách nhằm huy động, phát huy các nguồn lực đa dạng để phát triển nông nghiệp đô thị, xây dựng nông thôn mới, chăm lo đời sống nông dân, cư dân nông thôn, thành phố đã đổi mới công tác tuyên truyền, vận động nhân dân, làm cho nông dân nhận thức được vai trò là chủ thể trong xây dựng nông thôn mới, phát triển nông nghiệp đô thị.

Ông Nguyễn Văn Đua cho biết thành phố đã đặt mục tiêu đến năm 2015 giá trị sản xuất bình quân 1 hécta sẽ đạt 450 triệu đồng/năm và đến năm 2020 là 800 triệu đồng/năm; đến cuối năm 2015 sẽ có 100% người dân nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh, 90% hộ và cơ sở chăn nuôi xây dựng hầm biogas xử lý chất thải.

Năm 2013, thành phố giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn dưới 2% tổng hộ dân thành phố và từ 2014 sẽ tính mức thu nhập để xác định diện hộ nghèo dưới 16 triệu đồng/người/năm…. 

Riêng trong phát triển nông thôn mới, thành phố phấn đấu tất cả các xã cơ bản đạt ít nhất 10 tiêu chí nông thôn mới trở lên, 12 xã cơ bản đạt chuẩn 19 tiêu chí nông thôn mới. Năm 2014 có 30 xã cơ bản đạt chuẩn 19 tiêu chí nông thôn mới và đến 2015 sẽ cơ bản hoàn thành 19 tiêu chí nông thôn mới tại 56 xã xây dựng nông thôn mới./.
 
Liên Phương
(Nguồn TTXVN)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 286


Hôm nayHôm nay : 41148

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1013316

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71240631