Ảnh minh họa: internet |
Xây dựng đời sống văn hóa làng quê đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc, loại bỏ những hủ tục, thói hư tật xấu là một nội dung rất quan trọng trong công tác xây dựng nông thôn mới.
Hướng đến nội dung này, những năm gần đây, bên cạnh việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng chú trọng phát triển kinh tế, thành phố cũng đã có nhiều cố gắng chăm lo đời sống văn hoá tinh thần cho người dân ở ngoại thành. Các cơ sở hạ tầng của ngành văn hóa giáo dục như các nhà trường, nhà văn hóa, trung tâm thể thao quận - huyện ngày càng khang trang, hoàn thiện.
Trong tháng 5 vừa qua, TPHCM đã tổ chức bàn giao 71 bộ thiết bị âm thanh, nhạc cụ đờn ca tài tử phục vụ cho 56 câu lạc bộ đờn ca tài tử, 5 đồn biên phòng, 5 Trung tâm Văn hóa, 5 Trung tâm Thể thao; xây dựng 172 trạm thông tin, phòng đọc sách cho 28 xã; phục vụ 10 suất thư viện lưu động số và sân chơi cho thiếu nhi ở các xã nông thôn mới. Đồng thời, cơ sở văn hóa ở cấp xã còn được lắp đặt, trang bị gần 3.400 dụng cụ tập luyện thể dục thể thao. Đây là nội dung tiếp nối chương trình được phát động từ năm 2011, khi thành phố cũng đã đầu tư hơn 16 tỷ đồng trong hai năm 2011 - 2012, hỗ trợ rất đáng kể cho việc chăm lo đời sống văn hoá tinh thần ở ngoại thành. Bà Lê Thị Mỹ Dung - Phó Giám đốc Trung tâm Văn hóa huyện Cần Giờ nhìn nhận:
Bên cạnh đó, việc đưa các hoạt động văn hóa, thể thao về các vùng nông thôn ngoại thành cũng được chú trọng. Các đoàn nghệ thuật được khuyến khích về nông thôn, các tác phẩm sáng tác về nông thôn ngày càng nhiều hơn, ngay cả những ngành rất “tĩnh tại” như thư viện, phát hành sách, cũng hướng đến nông thôn như một địa bàn hoạt động quan trọng. Bà Hà Kim Dung - Trưởng phòng Mạng lưới - Thư viện Khoa học Tổng hợp TP cho biết:
Điều đáng ghi nhận ở đây là các hoạt động văn hóa tinh thần ngày càng đi sâu vào cơ sở, vừa vận động tuyên truyền cho công tác xây dựng nông thôn mới, vừa phát huy mọi tiềm năng vốn quý của văn hóa văn nghệ dân gian. Đến nay, các sinh hoạt văn hóa, văn nghệ quần chúng vẫn được duy trì một cách nề nếp. Và TPHCM, thật đáng mừng, là một trong những địa phương có số lượng câu lạc bộ đờn ca tài tử nhiều nhất nước, góp phần rất đáng kể cho việc bảo tồn, phát triển một loại hình nghệ thuật rất độc đáo của vùng đất Nam Bộ. Ngoài ra, một số lễ hội cũng được các địa phương và ngành văn hóa phục dựng thành công, như lễ hội ngư dân Cần Giờ, lễ cúng đình ở một số địa phương… Ông Trà Đức Khang - Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin Triển lãm TP nói:
Thực tế trên địa bàn nông thôn của TPHCM hiện nay vẫn còn tồn tại nhiều thói quen tập tục lạc hậu, mê tín dị đoan, cờ bạc, rượu chè, thói bạo hành trong gia đình... cản trở rất lớn đến quá trình xây dựng đời sống văn hoá ở nông thôn, ngoại thành. Ở góc độ này, đòi hỏi phải có sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị mà trước hết là của những người làm công tác văn hóa - thể thao. Đây chính là việc làm thay đổi cả một cách sống, một nếp nghĩ vốn đã ăn sâu vào đời sống người nông dân. Ông Tăng Bá Lễ - Trưởng Phòng Thể thao Cộng đồng - Sở VH-TTDL TP chia sẻ:
Rõ ràng điều kiện cơ sở hạ tầng văn hóa tinh thần ở nông thôn ngoại thành ngày càng được cải thiện, các hoạt động văn hóa thể thao giải trí cũng được tổ chức quy mô, đa dạng hơn. Về các vùng nông thôn ngoại thành hôm nay, rất dễ bắt gặp những điểm truy cập internet, những quán cà phê văn hóa, hay những nhà trọ, xóm ấp “không có tệ nạn xã hội”… Tuy vậy, xây dựng nông thôn mới mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc vẫn còn nhiều trăn trở. Bởi ở đây là một lĩnh vực rất rộng lớn, trong đó có những vấn đề còn bỏ ngỏ: như việc xây dựng, sắp xếp nhà cửa như thế nào để bảo đảm có một không gian kiến trúc làng quê thực sự, mà ở đó, con người hoàn toàn thân thiện với môi trường, với thiên nhiên xanh. Điều nhiều người đang rất lo ngại là với tốc độ đô thị hóa như hiện nay thì chẳng mấy chốc các làng xóm ngoại thành sẽ mất dần cây lá và bị bê tông hóa. Theo ông Nguyễn Văn Đua - Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, cốt lõi xây dựng văn hóa ở đây vẫn chính là xây dựng con người:
Nhìn lại xuyên suốt quá trình lịch sử từ bao đời nay, làng - xã là đơn vị cơ sở của nông thôn Việt Nam, tồn tại bền vững trong quá trình lao động sản xuất và chiến đấu chống ngoại xâm. Đây cũng là nơi lưu giữ những giá trị truyền thống và bản sắc văn hóa dân tộc, như đoàn kết cộng đồng trong tình làng, nghĩa xóm, giữ gìn thuần phong mỹ tục... Hy vọng khi bước vào xây dựng nông thôn mới, nông thôn VN nói chung và nông thôn ngoại thành TPHCM nói riêng, sẽ tiếp tục là nơi bảo tồn những giá trị văn hóa đặc sắc của dân tộc, đồng thời vẫn hấp thụ cái hay, cái mới để có thể hòa vào dòng chảy phát triển, nhưng không đánh mất những giá trị truyền thống quý báu./.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn