10:14 EDT Thứ năm, 18/07/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Tậu được bò nhờ... rác thải

Thứ bảy - 11/03/2017 03:04
Nhờ tự thu gom, phân loại rác thải trong sinh hoạt, các cấp Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Yên Thế (Bắc Giang) không chỉ góp phần làm “sạch nhà, sạch đường, sạch đồng” mà còn mua được hàng chục con bò tặng hộ nghèo từ số tiền tiết kiệm bán rác thải.

Tiết kiệm hàng trăm triệu đồng từ bán rác

Để hưởng ứng cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”, góp phần xây dựng nông thôn mới, Hội Phụ nữ xã đã triển khai mô hình “Túi rác tiết kiệm”. Theo đó, chị em trong chi hội, tổ phụ nữ đứng ra thu gom, phân loại rác thải bán lấy tiền gây quỹ giúp phụ nữ nghèo đồng thời bảo vệ môi trường.

 tạu duọc bò nhò... rác thải hinh anh 1

Với loại rác thải vô cơ (vỏ chai, túi nylon, bìa các tông…) được chị em gom lại để bán. Còn rác hữu cơ được ủ hoai mục bón cho cây hoặc tự xử lý tại bể đốt rác của gia đình. Ảnh: ĐT

“Những ngày đầu, mô hình chưa được mọi người ủng hộ, chúng tôi tự nhủ “mưa dầm thấm lâu”. Bên cạnh công tác tuyên truyền, vận động, thuyết phục hội viên, phụ nữ, các chị cán bộ hội bảo nhau phải gương mẫu thực hiện trước. Trong nhà mỗi người đều có hai thùng rác. Với loại rác thải vô cơ như: Vỏ chai, túi nylon, bìa các tông… được gom lại để bán. Các loại rác hữu cơ: Gốc rau, bã chè, vỏ hoa quả… các chị ủ hoai mục bón cho cây trồng hoặc tự xử lý tại bể đốt rác của gia đình. Bất cứ khi nào đi trên đường hay ra thăm đồng… nhìn thấy những chai, lọ bị vứt bỏ, chị em lại chịu khó thu gom, đường làng, ngõ xóm cũng vì thế mà sạch, đẹp hơn. Toàn bộ các túi rác có thể tái chế được, chị em trong xã mang tới nhà văn hóa tập kết rồi được phân loại, bán phế liệu trước sự chứng kiến của đông đảo hội viên, phụ nữ toàn xã” - chị Liên nhớ lại.

"Tiền bán phế liệu được dành để mua những con bò sinh sản trao tặng cho các hộ phụ nữ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trong xã. Tính đến nay, Hội Phụ nữ xã Hương Vĩ đã mua và trao tặng 11 con bò sinh sản cho 9 hội viên phụ nữ nghèo”.

Chị Ngô Thị Liên - Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Hương Vỹ

Nhận thấy hiệu quả từ mô hình “Túi rác tiết kiệm”, hội viên, phụ nữ Hương Vỹ bảo nhau tham gia ngày một đông. Qua 5 năm tiết kiệm rác thải, tổng số tiền thu được lên đến gần 400 triệu đồng. “Tiền bán phế liệu được dành để mua những con bò sinh sản trao tặng cho các hộ phụ nữ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trong xã. Tính đến nay, Hội Phụ nữ xã Hương Vĩ đã mua và trao tặng 11 con bò sinh sản cho 9 hội viên phụ nữ nghèo” - chị Liên thông tin.

Nhân rộng mô hình

Rời xã Hương Vỹ, chúng tôi đến thăm xã Đồng Tâm. Những ngày này về thôn Tân Kỳ, Liên Cơ, Tân Tiến… của xã Đồng Tâm, cảm nhận của nhiều người là môi trường nông thôn sạch sẽ, trong lành. Thực tế này khác với nhiều năm về trước.

Chị Nguyễn Thị Duy Hiếu - Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Đồng Tâm cho biết: “Thấy hiệu quả từ mô hình, từ năm 2011, phụ nữ xã Đồng Tâm cùng nhau nhân rộng biện pháp này. 5 năm trở lại đây, Hội Phụ nữ xã bán được hơn 20 tấn rác phế liệu, tiết kiệm hơn 120 triệu đồng. Từ khoản tiền tiết kiệm đó, Hội đã tặng 4 con bò sinh sản cho các gia đình hội viên nghèo, gần 50 suất quà, 3 chiếc xe đạp, 2 sổ tiết kiệm cho trẻ em hoàn cảnh đặc biệt khó khăn của xã”.

Không chỉ thành công trong mô hình này, Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Đồng Tâm còn triển khai có hiệu quả các phong trào thi đua như: Trồng rau sạch, bỏ ống tiết kiệm; đoạn đường xanh - sạch - đẹp tự quản, mái ấm tình thương. 

“Từ mô hình “túi rác tiết kiệm”, năm 2013, gia đình tôi được tặng 1 con bò sinh sản. Sau khi bán lứa bê đầu tiên, tôi đầu tư nuôi 10 lợn nái sinh sản. Mỗi năm, gia đình thu lãi hơn 70 triệu đồng từ chăn nuôi. Hiện, gia đình tôi đã thoát nghèo, có điều kiện nuôi con cái ăn học đàng hoàng” - chị Thương, thôn Tân Kỳ phấn khởi nói.

Tác giả bài viết: Đức Thịnh/Danviet.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 185


Hôm nayHôm nay : 52863

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 806404

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 64792348