11:26 EDT Thứ bảy, 29/06/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Tái canh càphê hiệu quả để XDNTM

Thứ tư - 05/06/2013 20:35
Công ty TNHH MTV Càphê Ia Grai là doanh nghiệp Nhà nước đứng chân trên địa bàn hai huyên biên giới Chư Prông và Ia Grai (Gia Lai), tạo việc làm cho trên 1.000 lao động, trong đó có gần 50% là người dân tộc thiểu số, quản lý 1.008ha càphê. Cùng với việc đầu tư xây dựng nông thôn mới thì công tác tái canh càphê đã và đang được doanh nghiệp triển khai thực hiện. Tuy nhiên, đơn vị gặp phải rắc rối sau khi nhổ bỏ cây cũ và tiến hành trồng mới. Ban đầu cây phát triển tốt nhưng chỉ một vài năm sau, càphê chết dần và lại phải chặt bỏ.
Trước tình hình đó, Ban giám đốc Công ty đã đầu tư, nghiên cứu và đúc kết kinh nghiệm, kết hợp với việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật để tìm biện pháp hữu hiệu trong việc tái canh càphê. Từ năm 2007 - 2012, Công ty đã trồng tái canh 156,5ha càphê, 97% số cây phát triển, sinh trưởng tốt, cho năng suất cao trên nhiều ô, thửa có điều kiện thổ nhưỡng khác nhau. Đã có 103ha đưa vào kinh doanh, năng suất bình quân đạt 10 tấn quả tươi/ha, có nhiều diện tích sau 3 năm trồng tái canh đạt năng suất 14-16 tấn quả tươi/ha. Đặc biệt, nhiều hộ đã đầu tư tái canh cải tạo vườn càphê, đạt năng suất từ 4,5-6 tấn càphê nhân/ha, cho hiệu quả kinh tế cao.


Trao đổi với chúng tôi về kỹ thuật tái canh càphê, ông Nguyễn Đại Ngọc, Giám đốc Công ty cho biết: Sau khi chặt bỏ, dùng máy cày xới để móc rễ, phá vỡ độ chai cứng, kết vón của đất và phơi ải. Gom nhặt sạch và xử lý triệt để các tàn dư thực vật còn sót lại trong đất, chú ý cày xới kỹ, gom sạch và xử lý triệt để rễ càphê nhằm hạn chế tối đa mầm mống sâu bệnh. Với vườn cây trước đó không bị sâu bệnh, sau khi khai hoang nhổ bỏ cây, tổ chức trồng tái canh ngay để khỏi lãng phí đất. Dùng máy cơ giới chuyên dụng đào hố sâu 0,8m, rộng 1m, không cắm tiêu đào hố vào gốc càphê cũ với khoảng cách hàng cách hàng 3,5m, cây cách cây 3m. Khi đào hố để lớp đất mặt qua một bên và phơi hố 30 - 45 ngày, sau đó dùng cuốc bàn hoặc cuốc chỉa (cào 3 răng) đưa lớp đất mặt xuống, rồi xả thành hố, lấp hố tạo bồn. Độ sâu của bồn so với mặt đất từ 25 - 30cm. 

Nếu không có phân chuồng, có thể dùng vỏ càphê trộn với phân gia súc, xác thực vật (phân xanh) đảo trộn ủ cho lên men, đem bón mỗi hố khoảng 25kg cộng với 0,5kg vôi bột, 0,5kg lân, 0,2g Trichoderma đem đảo trộn đều, ủ chờ khi có mưa đủ ẩm thì tiến hành bón thêm 2kg phân lân vi sinh và trồng cây con. Công việc đào hố, bón lót phải hoàn thành trước ít nhất 30 ngày. Thời vụ trồng tại Tây Nguyên bắt đầu vào mùa mưa, từ 15/5 đến 15/7 hằng năm. 

Kỹ thuật trồng: Đào một hố nhỏ giữa hố với độ sâu 25-30cm, rộng 20 - 25cm, dùng dao sắc cắt đáy bầu 1-2cm nhằm loại bỏ phần rễ cong ở đáy bầu, sau đó dùng tay cầm hai bên phía trên miệng túi bầu lắc nhẹ cho bầu rơi ra khỏi túi và cho vào hố trồng, làm cẩn thận không được làm vỡ bầu đất, khi trồng đặt bầu xuống hố sao cho mặt bầu thấp hơn mặt đất 3-5cm, chú ý điều chỉnh cây cho thẳng hàng, khi trồng không được lấp kín 2 lá sò (lá mầm) phía dưới cùng và nén nhẹ đất xung quanh bầu. Dùng cây cắm giữ túi bầu để hạn chế côn trùng (nhất là dế mèn) cắn gãy cây con. Bộ giống khi ươm cây con phải thực hiện đúng theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn, đảm bảo kích cỡ hạt giống sinh trưởng, phát triển cân đối, không bị dị dạng hoặc có dấu hiệu bất thường, có đủ 5 - 7 cặp lá, kết hợp với việc chăm sóc đúng quy trình, giúp cây phát triển tốt. 

Từ mô hình tái canh hiệu quả của Công ty Ia Grai, nhiều tổ chức, cá nhân đã đến tham quan, học hỏi. Ông Lê Ngọc Báu, Viện trưởng Viện Khoa học kỹ thuật nông - lâm nghiệp Tây Nguyên đánh giá cao quy trình tái canh ở đây và đề nghị cần phải tổng kết nhân rộng. 

Để việc tái canh càphê hiệu quả, ông Ngọc đề nghị các ngân hàng điều chỉnh lại mức vay theo chỉ đạo của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước; đồng thời xử lý khoanh nợ theo Thông tư 4647; Tổng công ty Càphê Việt Nam cần hỗ trợ về tài chính để xử lý tồn tại khi nhận bàn giao. 

Được biết, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam triển khai chương trình tín dụng tái canh càphê giai đoạn 2013-2015 cho các tỉnh Tây Nguyên với tổng mức vốn 8.000-10.000 tỷ đồng, do Agribabk thực hiện, với lãi suất 10%/năm, thời gian cho vay 7-8 năm, thậm chí kéo dài 10-12 năm. Đây là chủ trương đúng đắn, góp phần xây dựng, phát triển ngành càphê, làm thay đổi bộ mặt nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn Tây Nguyên.

Hải Lộng (kinhtenonghton.com.vn)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 210


Hôm nayHôm nay : 50001

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1840989

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 63923211