07:33 EST Thứ ba, 26/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Tái cơ cấu ngành nông nghiệp, những khoảng trống cần được lấp đầy

Thứ hai - 26/10/2015 01:21
“Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững” được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN và PTNT) triển khai từ năm 2013, bước đầu đã đem lại hiệu quả sản xuất, nâng cao giá trị thu nhập và ổn định đời sống của người nông dân. Tuy nhiên, để ngành nông nghiệp thật sự trở thành mũi đột phá của nền kinh tế thì vẫn còn nhiều việc cần làm.
 
Ảnh minh họa

Hiệu quả bước đầu
 
Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp được Bộ NN và PTNT cụ thể hóa bằng sáu tiểu đề án trong các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy sản, thủy lợi và chế biến nông, lâm, thủy sản và muối. Đến nay, sau hai năm triển khai thực hiện đề án, đã có 47 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố ban hành Kế hoạch hành động của địa phương. Bên cạnh đó, Chính phủ, Bộ NN và PTNT cũng đã phê duyệt 24quy hoạch phục vụ tái cơ cấu, trong đó có 17 quy hoạch trên cả nước và bảy quy hoạch vùng, khu vực, địa bàn cụ thể.
 
Theo đánh giá của Bộ NN và PTNT, hiệu quả bước đầu từ tái cơ cấu toàn ngành năm 2014 là giá trị sản xuất toàn ngành tăng 3,9%, tốc độ tăng trưởng GDP đạt 3,49%, vượt mục tiêu Chính phủ đề ra là 3,27%, cao hơn mức 2,64% của năm 2013. Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 30,86 tỷ USD, tăng 11,2% so với năm 2013. Năm nay, mặc dù gặp nhiều khó khăn do điều kiện thời tiết bất thường, bất lợi về thị trường, song các địa phương trên cả nước đã chuyển đổi thành công 300 nghìn ha đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng ngô, các cây màu và cây thức ăn chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản. Trong đó, phải kể đến đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long là hai khu vực đi đầu với mức thu nhập bình quân/ha đất trồng trọt năm nay dự kiến là 82,5 triệu đồng/ha. Đáng chú ý là có nhiều loại cây trồng như hồ tiêu, cam, thanh long cho thu nhập hơn 1 tỷ đồng/ha.
 
Trong lĩnh vực chăn nuôi, đã thực hiện tái cơ cấu theo vùng, vật nuôi, phương thức chăn nuôi, đổi mới hệ thống giết mổ và tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị ngành hàng. Qua kiểm tra, đánh giá sơ bộ tại các tỉnh Thái Bình, Lào Cai, Lai Châu, Thanh Hóa…, sản xuất chăn nuôi tiếp tục tăng trưởng và chuyển đổi theo hướng tích cực, đạt 4,1% năm 2014 và dự kiến sẽ tăng khoảng 5% vào năm 2015, đáp ứng cơ bản nhu cầu thực phẩm cho tiêu dùng trong nước và bước đầu phục vụ xuất khẩu…
 
Vẫn còn vướng mắc
 
Bên cạnh các địa phương đã nghiêm chỉnh thực hiện Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10-6-2013 của Thủ tướng Chính phủ về tái cơ cấu ngành nông nghiệp, đến nay sau hơn hai năm triển khai vẫn còn tới 16 tỉnh, thành phố chưa hoàn thiện đề án, hoặc có đề án nhưng chưa triển khai.
 
Nguyên nhân chính là do nhận thức về tái cơ cấu còn chưa rõ ràng, nhất là sự vào cuộc của các cấp, các ngành và chính quyền địa phương một số nơi còn thiếu quyết liệt. Đơn cử như Nghị định 193 quy định chi tiết một số điều của Luật Hợp tác xã và Nghị định210/2013/NĐ-CP về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn (NĐ 210) dù đã có hiệu lực từ ngày 10-2-2014, nhưng cho đến nay mới “chuẩn bị đi vào cuộc sống” vì các bộ, ngành liên quan mới ban hành các thông tư hướng dẫn và tổ chức triển khai tới doanh nghiệp. Chưa kể, nhiều chính sách hỗ trợ của Nhà nước được cho là bàn đạp thúc đẩy đề án tái cơ cấu, nhưng khi đi vào thực tiễn đã nảy sinh không ít bất cập.
 
Theo Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp Lê Minh Hoan là địa phương được chọn làm điểm, thì dù đã xác định rõ hợp tác xã là xương sống của tiến trình tái cơ cấu, chỉ có hợp tác xã mới khắc phục được những bất cập, hạn chế của cách thức sản xuất lạc hậu, nhưng năng lực quản lý và điều hành của hợp tác xã theo cơ chế thị trường vẫn còn hạn chế. Một số hợp tác xã còn trông chờ hỗ trợ của Nhà nước nên chưa chủ động đổi mới phương thức sản xuất, định hướng sản xuất lâu dài. Do đó, Đồng Tháp vẫn chưa tạo được những đột phá. Không chỉ tại Đồng Tháp mà nhiều tỉnh được chọn làm điểm cũng cho rằng, việc phát triển hợp tác xã, tổ hợp tác là yêu cầu tất yếu của tái cơ cấu ngành nông nghiệp, tạo đột phá mới trong sản xuất, song muốn làm được điều này cần sự nhập cuộc của cả hệ thống chính trị.
 
Trong khi đó, theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Đặng Huy Hậu thì vốn ngân hàng dành hỗ trợ nông dân, doanh nghiệp rất nhiều nhưng khó tiếp cận. Nguyên nhân do nông nghiệp là lĩnh vực chịu nhiều rủi ro, chi phí lớn lại thu hồi vốn chậm nên ngân hàng yêu cầu người dân, doanh nghiệp phải có thế chấp đối với khoản vay. Do đó, để nguồn vốn đến được đúng đối tượng, Quảng Ninh đã lập hội đồng phê duyệt và tỉnh phải đứng ra bảo lãnh để nguồn vốn được đầu tư đúng trọng tâm, trọng điểm, góp phần thúc đẩy sản xuất.
 
Song, những tỉnh, thành phố thật sự vào cuộc để gỡ khó cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn như Quảng Ninh không nhiều. Theo ghi nhận của chúng tôi, đa phần doanh nghiệp đều không mấy mặn mà với NĐ 210 vì theo quy định, nguồn vốn vay này sẽ được hạch toán là "khoản thu nhập khác" của doanh nghiệp và phải chịu mức thuế suất 22% theo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp và hướng dẫn của Bộ Tài chính. Và mức thuế 22% hiện đang cao gấp hai, thậm chí gần ba lần mức trần lãi suất cho vay hiện nay đã và đang được cho là vượt quá khả năng chi trả của doanh nghiệp nói chung chứ không chỉ riêng các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn hiện nay.
 
Cần thay đổi cách tiếp cận
 
Từ thực tế sau hơn hai năm triển khai tái cơ cấu ngành nông nghiệp cho thấy, khó khăn lớn nhất trong quá trình thực hiện tái cơ cấu là thay đổi cách tiếp cận và nhận thức trong các cơ quan quản lý nhà nước cũng như cách tiếp cận, tập quán sản xuất của bà con nông dân. Do đó giải pháp quan trọng hàng đầu là phải tuyên truyền, phổ biến tới tất cả các cơ quan, cũng như tới bà con nông dân về chủ trương tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững để cán bộ cũng như bà con nông dân chia sẻ, tích cực tham gia thực hiện.
 
Theo đó, cần phải có sự liên kết giữa các khâu sản xuất, chế biến và tiêu thụ để hình thành các chuỗi giá trị và các đối tác trong chuỗi đó bao gồm hộ gia đình nông dân, đại diện của nông dân là các tổ hợp tác, các hợp tác xã và các doanh nghiệp. Phải định hướng ngay từ đầu rằng phát triển sản xuất là làm hàng hóa và hàng hóa không chỉ để tiêu dùng trong nước mà còn đủ sức cạnh tranh quốc tế. Mặt khác, thay vì chạy theo số lượng, phải hướng mạnh tới chất lượng và hiệu quả. Đồng thời, thay vì khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên thì áp dụng các phương thức phát triển một cách bền vững.
 
Bên cạnh đó, Nhà nước cần có những chuyên gia đầu ngành để tư vấn những sản phẩm nào mà thế giới đang cần, chỗ nào cần, số lượng bao nhiêu, làm sao lấy được những đơn hàng đó để tổ chức sản xuất và áp dụng những kỹ thuật tiên tiến, đáp ứng yêu cầu khắt khe trong kiểm duyệt nông sản an toàn. Thông qua đó Nhà nước hỗ trợ kinh phí để tăng cường công tác tìm kiếm thị trường, xúc tiến thương mại, kết nối doanh nghiệp trong và ngoài nước với nhau và kết nối thị trường với nhà sản xuất, tạo điều kiện để nông sản Việt Nam được tham gia các hội chợ nông nghiệp quốc tế. Song song với những giải pháp gỡ khó nêu trên, Chính phủ cũng nên xem xét miễn thuế thu nhập doanh nghiệp đối với khoản tiền được hỗ trợ theo NĐ 210 để doanh nghiệp có thêm nguồn lực đầu tư vào nông nghiệp, góp phần đưa Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp sớm về đích.
 
Khu vực đồng bằng sông Cửu Long hiện có 1.200 hợp tác xã nông nghiệp đang hoạt động, chiếm 11,5% số lượng hợp tác xã cả nước. Năm 2014, kết quả phân loại của 6/13 tỉnh, thành phố cho thấy có 38% hợp tác xã nông nghiệp đạt loại khá, 30% trung bình, còn lại 32% yếu kém và ngừng hoạt động. Ngoài ra còn có mô hình tổ hợp tác, trung bình mỗi địa phương trong vùng có 1.367 tổ, tăng bình quân 163 tổ mỗi năm. Dù xuất hiện một số mô hình tổ hợp tác có cách làm hay, hiệu quả nhưng vẫn chưa đủ sức tạo sự đột phá trong tái cơ cấu nông nghiệp.
 
Ngọc Sơn (Báo Nhân Dân)
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 329

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 327


Hôm nayHôm nay : 48461

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1248975

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71476290