12:17 EST Thứ ba, 26/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Tái cơ cấu nông nghiệp: Nhìn từ xuất- nhập nông, thủy sản

Thứ năm - 20/08/2015 09:26
Việt Nam là một nước nông nghiệp, vì thế, nhiều năm qua, chúng ta luôn tự hào về những con số kim ngạch xuất khẩu nông, thủy sản, nhiều mặt hàng đã có tên trong câu lạc bộ “tỷ đô” các nhóm hàng xuất khẩu chủ lực.
Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Tuy nhiên, từ đầu năm đến nay, tốc độ xuất khẩu nông, thủy sản sản có dấu hiệu chậm dần, kim ngạch sụt giảm, trong khi đó, nhập khẩu nông, thủy sản lại “từng bước leo thang”. Một “nghịch cảnh” đã hiện hữu.

Thông tin của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đăng tải trên báo chí rất đáng quan tâm: Kim ngạch xuất khẩu nông, thủy sản 7 tháng đầu năm 2015 khoảng 17 tỷ USD, giảm 3,6% so với cùng kỳ năm 2014. Số liệu cụ thể của Tổng cục Thống kê minh chứng khá rõ thực tế đó: Gạo xuất khẩu ước khoảng 3,7 triệu tấn, trị giá gần 1,59 tỷ USD, giảm 3,5% về lượng và giảm 8,7% về giá trị; cà phê xuất khẩu 800 nghìn tấn, trị giá 1,65 tỷ USD, giảm 33,2% về lượng và giá trị; thủy sản xuất khẩu hơn 3,6 tỷ USD, giảm 15% giá trị...

Trái ngược với xuất khẩu, giá trị nhập khẩu nông, thủy sản lại có xu hướng tăng. Theo Tổng cục Hải quan, kim ngạch nhập khẩu thủy sản tăng 2,3% so với cùng kỳ năm 2014; hạt điều tăng 69,4% về lượng và tăng tới 106,2% về giá trị... Đặc biệt, nhập khẩu ngô- nguyên liệu phục vụ cho sản xuất thức ăn chăn nuôi phổ biến ở Việt Nam- khoảng 3,6 triệu tấn, trị giá hơn 824 triệu USD, tăng 36,2% về lượng và tăng 20% về giá trị so với cùng kỳ năm 2014... Chuyện một nước nông nghiệp vẫn phải nhập khẩu nhiều nguyên liệu nông sản luôn khiến dư luận quan tâm.

Thực tế nhiều năm qua, theo Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam, trung bình một năm các doanh nghiệp, cả nội địa và nước ngoài, sản xuất 17 triệu tấn thức ăn chăn nuôi nhưng phải nhập khẩu tới trên dưới 10 triệu tấn nguyên liệu. Chẳng hạn, nước ta có khoảng 120.000 ha trồng đậu tương, năng suất 1,2- 1,4 tấn/ha, mỗi năm thu hoạch hơn 200.000 tấn, trong khi nhu cầu nguyên liệu cho sản xuất tới 4- 5 triệu tấn khô dầu đậu tương. Hoặc với 1 triệu ha ngô, năng suất cao nhất cũng chỉ 4- 4,5 tấn/ha, mỗi năm thu khoảng 4,5 triệu tấn, nhưng nhu cầu của sản xuất khoảng 8 triệu tấn ngô, nên phải nhập khẩu trên dước 3 triệu tấn...

Dĩ nhiên, những con số thống kê trong một giai đoạn ngắn chưa thể nói hết được mọi chuyện. Song, nhìn lâu dài, làm thế nào để tăng trưởng bền vững xuất khẩu nông, thủy sản, đồng thời giảm sự phụ thuộc nguồn nguyên liệu nông sản nhập khẩu? Đó cũng chính là một trong những vấn đề đáng quan tâm trong quá trình tái cơ cấu nền nông nghiệp Việt Nam.   


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 168

Máy chủ tìm kiếm : 4

Khách viếng thăm : 164


Hôm nayHôm nay : 59313

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1260329

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71487644