03:57 EST Thứ sáu, 10/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Tăng cường hợp tác bảo đảm an ninh lương thực trong APEC

Thứ tư - 23/08/2017 21:15
NDĐT - Trong khuôn khổ “Tuần lễ an ninh lương thực (ANLT) và Đối thoại chính sách cao cấp về ANLT và nông nghiệp bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu” diễn ra tại TP Cần Thơ từ ngày 18 đến 25-8, vấn đề được các đại biểu đến từ các nền kinh tế APEC quan tâm là làm sao bảo đảm an ninh lương thực trong điều kiện tác động mạnh mẽ của biến đổi khí hậu (BĐKH).
Sản xuất lúa tại đồng bằng sông Cửu Long góp phần bảo đảm an ninh lương thực trong APEC.

Sản xuất lúa tại đồng bằng sông Cửu Long góp phần bảo đảm an ninh lương thực trong APEC.

Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc (FAO) ước tính, hiện nay trên thế giới vẫn còn khoảng 800 triệu người thiếu đói, trong đó ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương có số người thiếu đói lớn nhất, khoảng 500 triệu người. Mỗi năm có 1/3 lương thực sản xuất ra phục vụ con người bị mất đi hoặc lãng phí - tương đương 1,3 tỷ tấn, trị giá gần 750 tỷ USD mỗi năm.

Phần lớn lương thực thất thoát trong quá trình sau sản xuất, thu hoạch, vận chuyển và bảo quản, có liên quan mật thiết đến thiếu cơ sở hạ tầng ở các nền kinh tế đang phát triển, trong khi lãng phí thực phẩm xảy ra ở khâu tiếp thị và tiêu thụ ở các nền kinh tế phát triển hơn. Nếu cắt giảm được hoàn toàn thất thoát và lãng phí lương thực, thực phẩm, số lương thực này đủ nuôi sống hai tỷ người, đồng thời giảm thiểu những tác động tiêu cực tới môi trường trong quá trình sản xuất lương thực, thực phẩm...

Thời gian qua, các nền kinh tế APEC đã thực hiện nhiều chương trình giảm tổn thất và lãng phí lương thực bằng cách tăng cường hợp tác công - tư để giảm tổn thất thực phẩm trong chuỗi cung ứng. Theo ông Gong Xifeng, Trưởng nhóm công tác hợp tác Kỹ thuật Nông nghiệp APEC (ATCWG), thất thoát và lãng phí lương thực là vấn đề chung, có tầm quan trọng cả về kinh tế, xã hội và môi trường. Vì vậy, cần phải kết hợp các nguồn lực công - tư sẵn có của các nền kinh tế APEC để tìm ra cách thức phù hợp giảm tổn thất và lãng phí lương thực trong toàn chuỗi.

Ở góc độ địa phương, ông Hà Thanh Toàn, Hiệu trưởng Trường Đại học Cần Thơ cho biết: Đại học Cần Thơ sẵn sàng trao đổi, hợp tác với các đối tác quốc tế về việc thành lập Trung tâm Khoa học và Công nghệ giảm tổn thất sau thu hoạch. Đây là mong muốn để nghiên cứu và thúc đẩy ứng dụng công nghệ giảm thất thoát và lãng phí lương thực, cũng như tăng cường liên kết, hợp tác, chia sẻ thông tin giữa các đối tác đến từ khu vực công, tư, nhà nghiên cứu, doanh nghiệp, nhà quản lý và hoạch định chính sách, góp phần thực hiện mục tiêu về an ninh lương thực của APEC.

Để bảo đảm ANLT dưới sự tác động của BĐKH, các thành viên APEC cần xây dựng cho mình nền nông nghiệp bền vững, thích ứng với BĐKH bằng cách hợp tác trao đổi thông tin về khí hậu giữa các thành viên APEC; chia sẻ kinh nghiệm hay, mô hình tốt trong sản xuất nông nghiệp thích ứng với BĐKH. Đặc biệt, việc hợp tác, chia sẻ, sử dụng nguồn nước hợp lý trong sản xuất nông nghiệp có ý nghĩa quyết định đến bảo đảm an ninh lương thực, phát triển bền vững của các thành viên APEC.

Ngoài tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho sản xuất nông nghiệp, mỗi nền kinh tế APEC cần chú trọng phát triển công nghệ sinh học trong sản xuất nông nghiệp. Thực tế, nhiều thành viên APEC như: Thái-lan, Ấn độ, Philippines, Việt Nam… ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất lương thực và đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, tạo ra nhiều giống cây trồng (chủ yếu là lúa, bắp, đậu nành), vật nuôi… chống chịu tốt với tình trạng khô hạn do thiếu nước và xâm nhập mặn do nước biển dâng.

GS-TS Bùi Chí Bửu, nghiên cứu viên cao cấp Viện Khoa học Kỹ thuật nông nghiệp Miền Nam (Bộ NN&PTNT) cho rằng: Ứng dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp là chìa khóa bảo đảm an ninh lương thực của Việt Nam cũng như các thành viên APEC trong tương lai vì rút ngắn thời gian tạo ra những giống cây trồng, vật nuôi mới thích ứng với BĐKH diễn ra ngày càng mạnh mẽ, gay gắt. Ngoài ra, ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất nông nghiệp tạo ra nhiều sản phẩm sạch, an toàn, chất lượng hơn đáp ứng nhu cầu đa dạng của cư dân APEC, góp phần bảo đảm an ninh lương thực, phát triển bền vững trong điều kiện BĐKH…

THANH TÂM
http://www.nhandan.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 249

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 248


Hôm nayHôm nay : 30481

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 350184

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73397155