18:04 EST Thứ bảy, 23/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Tạo cơ sở cho “tam nông” đón vốn

Thứ hai - 19/05/2014 20:23
Cho vay theo chuỗi dự án tuy là một hình thức mới, với kỳ vọng tháo gỡ những vướng mắc lâu nay trong lĩnh vực cho vay tam nông, tuy nhiên để việc cho vay vốn đạt hiệu quả, các địa phương cần phải tạo cơ sở cho “tam nông” đón vốn.
Nông nghiệp công nghệ cao luôn thiếu vốn

Nữ doanh nhân Thái Hương - chủ thương hiệu sữa TH True milk cũng là lãnh đạo của Ngân hàng Bắc Á mạnh dạn đưa ra lời nhận xét: "Hệ thống ngân hàng từ năm 2010 đến nay đã có sự đột phá lớn về cho vay nông nghiệp, nhất là trong giai đoạn 2013-2014, hầu như tỉnh nào cũng có ngân hàng chuyên cho vay hỗ trợ tam nông. Tuy nhiên, theo tôi thấy, các ngân hàng nhìn nhận chưa đồng đều về tín dụng nông nghiệp. Dù Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã chỉ định các ngân hàng tham gia cho vay nông nghiệp công nghệ cao nhưng vẫn nhiều ngân hàng quay lưng lại”. 

Thời gian qua, Agribank cho vay các dự án ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp đạt hiệu quả lớn.
Thời gian qua, Agribank cho vay các dự án ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp đạt hiệu quả lớn.
Bà Thái Hương đề nghị cần có gói cho vay cho nông nghiệp công nghệ cao, không cho vay theo từng giai đoạn, không cho vay hợp vốn. Vì mỗi ngân hàng có một mục tiêu khác nhau, nếu ngân hàng A cho vay nhưng ngân hàng B chưa cho vay thì dự án vẫn nằm im.

Nông nghiệp Việt Nam đang bước vào giai đoạn mới, phát triển theo chiều sâu với quy mô lớn hơn để hội nhập kinh tế quốc tế. Điều đó đặt ra yêu cầu về ứng dụng công nghệ cao nhằm tăng hiệu quả, khả năng cạnh tranh, chất lượng sản phẩm và đáp ứng nhu cầu ngày một đa dạng của người tiêu dùng. Để phát huy được hiệu quả tối đa công nghê cao ứng dụng cho nông nghiệp, Việt Nam cần phải lựa chọn những giải pháp chính sách và lộ trình cụ thể, trong đó, phát huy vai trò liên kết công - tư trong nông nghiệp là một giải pháp hữu ích.

Phải xây dựng vùng nguyên liệu để đón vốn

Tại Hội thảo “Giải pháp phát triển mô hình sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao” vừa tổ chức tuần qua, Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình cho biết: Tín dụng năm nay vẫn chú trọng các lĩnh vực ưu tiên, trong đó sẽ tập trung nhiều hơn cho việc ứng dụng khoa học công nghệ cao trong lĩnh vực nông nghiệp.

Ông Nguyễn Tiến Đông-Phó Tổng Giám đốc Agribank cho biết: Thời gian qua, ngân hàng cho vay các dự án ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp đạt hiệu quả lớn. Điển hình tại TP.Cần Thơ, Agribank đã cho vay theo mô hình cánh đồng mẫu lớn đối với Công ty Nông nghiệp Cờ Đỏ. Tại Hà Nam, ngân hàng này cũng đã triển khai cho vay theo mô hình liên kết bốn nhà để chăn nuôi lợn.

Ông Nguyễn Viết Mạnh - Vụ trưởng Vụ Tín dụng cũng cho biết: Gần đây NHNN phối hợp với Bộ NNPTNT, Bộ Khoa học- Công nghệ và các tổ chức tín dụng đã đi khảo sát và dự kiến lựa chọn khoảng 20 mô hình liên kết giữa doanh nghiệp với hộ nông dân, như mô hình cánh đồng lớn, mô hình liên kết theo chuỗi giá trị của sản phẩm, các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao... để thí điểm chương trình tín dụng này với các sản phẩm xuất khẩu chủ lực trong nông nghiệp. Sau khi kết thúc chương trình thí điểm (khoảng 2 năm), NHNN tổng kết thí điểm và xem xét để hoàn thiện chính sách và nhân rộng trên phạm vi cả nước.

Tuy nhiên, để chương trình thí điểm có thể thành công, đòi hỏi phải có sự hỗ trợ đồng bộ từ các chính sách khác, như chính sách về bảo hiểm các sản phẩm nông nghiệp, vấn đề về quy hoạch và quản lý quy hoạch đối với các sản phẩm nông nghiệp; quảng bá và xúc tiến thương mại đối với sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam; thực hiện hỗ trợ pháp lý và cung cấp thông tin thị trường xuất khẩu cho các doanh nghiệp và người sản xuất; chính sách về đất đai, dồn điền đổi thửa... 

Cụ thể hơn, theo ông Nguyễn Tiến Đông - Phó Tổng Giám đốc Agribank, để việc cho vay vốn đạt hiệu quả, các địa phương từng bước hình thành các vùng sản xuất quy mô lớn, vùng nguyên liệu tập trung phục vụ công nghiệp chế biến và xuất khẩu. Trên cơ sở đó xây dựng và phát triển ngành công nghiệp chế biến nông sản gắn với sản xuất, tránh tình trạng mất cân đối giữa vùng nguyên liệu và các cơ sở chế biến dẫn đến tình trạng tranh mua tranh bán đã diễn ra trước đây.

Hồng Hương
Nguồn: danviet.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: cho vay

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 258

Máy chủ tìm kiếm : 8

Khách viếng thăm : 250


Hôm nayHôm nay : 86133

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1079729

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71307044