14:26 EDT Thứ năm, 18/07/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Tạo dựng mô hình sản xuất xanh

Thứ ba - 08/01/2013 09:31
Cuối tuần qua, sự xuất hiện của Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến và Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát tại chợ Đồng Xuân (Hà Nội) đã tạo được sự quan tâm của các phương tiện truyền thông và người dân trong cả nước, bởi vấn đề an toàn thực phẩm ở các chợ hiện nay đáng lo ngại.
  • Sờ đâu cũng thấy nguy hại

Thông tin từ hai vị bộ trưởng cung cấp cho các phương tiện truyền thông đáng chú ý: Kết quả kiểm tra gần nhất cho thấy, thịt tươi nhiễm vi sinh còn tới 30%, số nhiễm chất cấm và tồn dư kháng sinh còn trên 4%, rượu pha từ cồn công nghiệp… Thịt nhiễm vi sinh có thể xử lý bằng nấu chín, nhưng vẫn ảnh hưởng đến sức khỏe.

Tại khu vực phía Bắc, 90% lò mổ chưa đảm bảo an toàn. Người tiêu dùng ra chợ khó biết được thịt, cá, thực phẩm nào là sạch! Đáng lo, câu chuyện phát hiện bánh phở có formol đã được phát hiện và người dân lo lắng cách đây khoảng 15 năm, nay lại tái hiện! Trong số 10.000 lít rượu Công an Hà Nội thu giữ, kiểm tra nhanh đã có 2.000 lít rượu dương tính với ma túy, số còn lại là rượu vang, rượu kém chất lượng được gắn tem rượu ngoại! Càng khó hiểu hơn, kiểm tra ngẫu nhiên một hội chợ phát hiện 700 mặt hàng giả!

Lâu nay, các nhà khoa học đã cảnh báo về tình trạng quản lý lỏng lẻo về vệ sinh an toàn thực phẩm. Việc nông dân sử dụng hóa chất tràn lan hiện nay cũng đáng báo động. Nhiều lô hàng rau, quả của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường châu Âu bị thông báo vi phạm các quy định về an toàn thực phẩm và kiểm dịch thực vật, do nhiễm vi sinh vật và một số dịch hại.

Bưởi Năm Roi được nhà vườn ở Hậu Giang dùng kỹ thuật cho ra trái kiểu bình hồ lô, được người dân tìm mua chưng trong dịp tết.

Trong khi đó, các công ty tư nhân của Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực chế phẩm sinh học lại rất yếu, nhiều sản phẩm nhập từ nước ngoài đã quá thời hạn sử dụng hoặc đã bị cấm sử dụng trên thế giới. Nhiều loại dịch bệnh như dịch rầy nâu, đạo ôn trên lúa, bệnh lở mồm long móng, heo tai xanh, cúm gia cầm đang đặt nông nghiệp trước những thách thức vô cùng to lớn. Hầu hết các nước trên thế giới đều siết chặt hai vấn đề: an toàn vệ sinh thực phẩm và ngăn chặn các sản phẩm có khả năng gây dịch bệnh. 

“Nông sản xuất khẩu của Việt Nam đang đứng trước một nghịch lý, luôn bị đe dọa bởi hàng rào phi thuế quan của các nước, nhưng ở trong nước, chúng ta lại có quá ít tiêu chuẩn kỹ thuật để hạn chế nhập khẩu và kiểm soát chất lượng hàng nhập vào Việt Nam. Chính phủ chưa sử dụng các công cụ bảo hộ hữu hiệu phi thuế quan và cả thuế quan để bảo hộ các mặt hàng nông lâm nghiệp trong lộ trình gia nhập WTO mà Việt Nam đang còn được hưởng ưu đãi, nhằm giảm nhập siêu các sản phẩm nông sản có khả năng sản xuất trong nước, góp phần giảm nhập siêu chung của cả nước”- PGS.TS Phương Ngọc Thạch, Chủ tịch Hội Khoa học kinh tế và Quản lý TPHCM nhận định. Đây là lời cảnh báo về tình trạng trái cây nước ngoài (ướp nhiều loại chất để tươi, bảo quản lâu ngày) tràn lan ở thị trường nội địa nhưng chưa được kiểm soát chặt chẽ.

Bưởi Năm Roi được dùng kỹ thuật cho ra trái kiểu bình hồ lô

  • Nhân rộng mô hình sạch, xanh

Năm 2012, Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới thường xuyên nhắc đến nền kinh tế xanh, đồng thời tổ chức nhiều chiến dịch nhằm bảo vệ môi trường và khuyến khích cộng đồng cùng tham gia chống biến đổi khí hậu. Sản xuất nông nghiệp xanh hay là nông nghiệp sinh thái, phòng trừ dịch hại tổng hợp, theo hướng GAP… được nhiều tỉnh, thành đề cập đến. Mục đích nhằm tạo ra sản phẩm sạch, đảm bảo cho sức khỏe của người tiêu dùng và giữ cho môi trường trong lành, giảm thiểu tác động đến biến đổi khí hậu. Những mô hình sản xuất xanh thường ứng dụng các kỹ thuật mới, giảm chi phí đầu tư và ít sử dụng thuốc BVTV, phân bón hóa học.

Cụ thể, nhiều nông dân sử dụng nấm xanh để phun xịt cho cây lúa, phòng sâu cuốn lá, rầy nâu, không ảnh hưởng sức khỏe. Ví dụ, về trái cây, thời gian qua, Viện lúa ĐBSCL và Viện Nghiên cứu Cây ăn quả miền Nam, Trường ĐH Cần Thơ… phối hợp cùng nhiều đơn vị đã giúp nông dân sản xuất nhiều mô hình nông sản và đạt chứng nhận Global GAP/VietGAP. Theo đó, đã kéo dài thời gian bảo quản cho nhiều loại trái cây, đưa ra các thông số kỹ thuật cho việc bảo quản trái thanh long, xoài, chôm chôm, măng cụt, khóm. Tương tự, sản xuất lúa, nuôi tôm sú... ở ĐBSCL cũng đang bắt đầu chuyển hướng theo sản xuất sinh thái. 
 

Bưởi hồ lô theo tiêu chuẩn GAP được người tiêu dùng ưa chuộng.

Việc kiểm soát, ngăn chặn thực phẩm mất an toàn vệ sinh ra chợ là cần thiết và phải làm quyết liệt, nhưng việc sớm nhân rộng các mô hình sản xuất, chế biến an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng là việc không kém phần quan trọng để người dân có sự lựa chọn đáng tin cậy từ những địa chỉ “xanh” này. Hơn thế, thói quen tiêu dùng ở các đô thị giờ đây đã thay đổi, yêu cầu cao hơn về chất lượng nông sản, đòi hỏi nông dân cần phải thích ứng trước các thử thách mới.

Để làm được điều này, các cơ quan chức năng cần nhanh chóng chuyển giao, phổ biến để nông dân ứng dụng khoa học công nghệ, đẩy mạnh phong trào trồng rau, sản xuất trái cây sạch, không lạm dụng hóa chất, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm!

 
 
"Cần nghiên cứu tạo ra sản phẩm hữu cơ mới tăng được khả năng cạnh tranh cho các loại rau quả. Cần nhanh chóng xây dựng các mô hình sản xuất hữu cơ được chứng nhận để nhà vườn tham quan, sau đó mở rộng mô hình. Kèm theo đó là các chính sách phù hợp để hỗ trợ nông dân sản xuất theo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, đạt chứng nhận VietGAP và có logo GAP dán ngay lên trái để phân biệt với trái chưa đạt, qua đó hỗ trợ đầu ra cho sản xuất GAP"

PGS-TS Nguyễn Minh Châu
Viện trưởng Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam

 
 

CAO PHONG
.sggp.org.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 421


Hôm nayHôm nay : 58832

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 814944

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 64800888