21:42 EST Thứ ba, 24/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Tạo lực hút FDI nông nghiệp

Thứ năm - 16/07/2015 02:59
Tạo lực hút FDI nông nghiệp

Tạo lực hút FDI nông nghiệp

ại cuộc hội thảo được Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn (NN-PTNT) tổ chức đầu tuần này, đại diện các tập đoàn kinh tế đến từ Nhật Bản, Hà Lan, Thụy Sĩ, Australia... đều khẳng định tiềm năng sản xuất nông nghiệp của Việt Nam còn nhiều dư địa, và sẵn sàng đầu tư nếu Việt Nam có chính sách hỗ trợ thông thoáng hơn.

Đáng chú ý, đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao tại Việt Nam là điều hầu hết đại diện doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đều muốn hướng tới, đề nghị Việt Nam cần làm rõ các mức ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, tiền sử dụng đất doanh nghiệp sẽ được hưởng... 

Trên thực tế, vài năm gần đây, nhằm đón đầu các hiệp định thương mại tự do sẽ được ký kết và có hiệu lực, nhiều doanh nghiệp nước ngoài đã đến Việt Nam tìm kiếm cơ hội đầu tư và hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp.

Đặc biệt, việc Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) sắp ký kết được kỳ vọng sẽ khiến vốn FDI vào nông nghiệp khởi sắc thời gian tới. Tuy nhiên, nếu không có giải pháp đột phá trong thu hút vốn FDI vào nông nghiệp, các cơ hội có thể bị vuột mất.

Theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch - Đầu tư), tính đến tháng 6-2015, cả nước có khoảng 530 dự án FDI trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản còn hiệu lực, với tổng vốn đăng ký đầu tư đạt 3,7 tỷ USD (chỉ chiếm 2,9% tổng số dự án và 1,4% tổng vốn đầu tư của cả nước). Quy mô vốn bình quân của dự án trong ngành nông nghiệp 7 triệu USD/dự án, hầu như không đổi từ nhiều năm nay.

Có nhiều nguyên nhân khiến dòng vốn FDI vào nông nghiệp thấp, như hoạt động sản xuất khu vực nông nghiệp thường gặp rủi ro do ảnh hưởng thời tiết; kết cấu hạ tầng và nguồn nhân lực yếu; sản xuất nhỏ, manh mún, thiếu tính liên kết; chính sách, chiến lược, định hướng thu hút FDI vào lĩnh vực nông nghiệp chưa được xác định rõ ràng và còn thiếu; hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách đối với các nhà đầu tư nước ngoài trong nông nghiệp chưa rõ ràng, minh bạch…

Thực tế hiện nay, các địa phương, doanh nghiệp và nông dân đều rất lúng túng trong việc mời gọi đầu tư hoặc thúc đẩy liên doanh, liên kết với doanh nghiệp FDI. Nếu không nhanh chóng đổi mới phương thức hoạt động để tiếp nhận được quan tâm của các doanh nghiệp FDI, nông nghiệp nước ta sẽ có nguy cơ bỏ lỡ cơ hội. Bởi lẽ các nước trong khu vực cũng đang tăng cường gọi vốn FDI vào nông nghiệp.

Để tạo ra sự đột phá trong thu hút đầu tư vào nông nghiệp, đặc biệt thu hút các doanh nghiệp FDI, Bộ NN-PTNT đang xây dựng một dự thảo nghị định quy định các chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.

Theo đó, sẽ hướng tới việc thay đổi những chính sách mới mẻ hơn, như ưu đãi, hỗ trợ và miễn thuế thu nhập doanh nghiệp cho doanh nghiệp FDI đầu tư trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản ở vùng đặc biệt khó khăn, miễn thuế 4 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo cho các dự án đặc biệt ưu đãi; miễn giảm tiền sử dụng đất (15 năm cho dự án ưu đãi). Đặc biệt sẽ hỗ trợ doanh nghiệp FDI trong đào tạo nghề và đầu tư hạ tầng xã hội, cánh đồng mẫu lớn... Và không có sự phân biệt đối xử giữa thu hút đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài vào nông nghiệp như chính sách hiện hành.

Việc xây dựng cơ chế, chính sách hấp dẫn hơn để thu hút đầu tư nước ngoài vào ngành nông nghiệp là cần thiết, nhưng điều quan trọng là làm sao để những chính sách đó thực sự khả thi. Năm 2010, Chính phủ đã ban hành Nghị định 61/2010 NĐ-CP thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, nhưng đến nay tình hình không cải thiện được nhiều.

Cần phân tích làm rõ tại sao các chính sách không đi vào cuộc sống, không hấp dẫn được nhà đầu tư. Bên cạnh đó, chính sách cần có trọng tâm, trọng điểm, không nên dàn trải. Chẳng hạn trong giai đoạn hiện nay, khi các nhà đầu tư đều quan tâm đến nông nghiệp công nghệ cao thì cần có những chính sách đặc thù vấn đề này.

Điều quan trọng là cần xây dựng những chiến lược mang tính dài hạn để nhà đầu tư yên tâm bỏ vốn vào lĩnh vực nông nghiệp. Thời điểm này năm ngoái, Bộ NN-PTNT đã bắt tay vào xây dựng Đề án “Tăng cường thu hút và quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp giai đoạn 2015-2020, định hướng đến 2030”.

Dù đã được đưa ra lấy ý kiến tham vấn các bên hơn 1 năm, song đến nay đề án vẫn chưa trình Chính phủ. Như vậy, về phía chủ quan, Bộ NN-PTNT vẫn chưa thực sự quyết liệt trong vấn đề này. Nếu không sớm thay đổi, có thể làn sóng FDI vào nông nghiệp sẽ lại tiếp tục trôi tuột khỏi Việt Nam.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 171


Hôm nayHôm nay : 53558

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1076035

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72758744