04:15 EDT Thứ năm, 18/07/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Tạo sức bật cho nông, thủy sản chủ lực vươn ra thế giới (Kỳ I)

Thứ tư - 20/05/2015 00:50
Từ một nước nghèo đói, không đủ gạo ăn, hơn 20 năm qua, với những quyết sách mạnh mẽ và thuận lợi về thị trường, “hạt ngọc Việt” đã chuyển mình, trở thành một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực mang lại giá trị gia tăng lớn cho nền kinh tế.
Tạo sức bật cho nông, thủy sản chủ lực vươn ra thế giới (Kỳ I)

Tạo sức bật cho nông, thủy sản chủ lực vươn ra thế giới (Kỳ I)

Những quyết sách mạnh mẽ

Trước năm 1989, mỗi năm nước ta phải nhập từ 1,8 - 2 triệu tấn lương thực nhưng nhân dân vẫn đói. Từ sau đổi mới, do có những chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước đối với lĩnh vực nông nghiệp, Việt Nam từ một nước thiếu, đói lương thực đã trở thành nước XK gạo.

Có thể nói, Nghị quyết 10-NQ/TW năm 1988 về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp do Bộ Chính trị (khóa VI) ban hành là quyết sách có tác dụng trực tiếp, tạo ra những chuyển biến căn bản và sâu rộng trong quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn nước ta, đặt nền móng cho những thành tích lớn trong XK lúa gạo sau này. Nghị quyết 10 có chủ trương giao cho nông dân quyền quản lý đối với đất đai và các tư liệu sản xuất chính, quyền chủ động lớn hơn trong tổ chức sản xuất, cơ hội lớn hơn để hưởng các sản phẩm làm ra. Đây là bước đầu tiên thúc đẩy người nông dân đẩy mạnh sản xuất, nâng cao sản lượng lúa hàng hóa, phục vụ nhu cầu trong nước và XK. Với Nghị quyết này, từ năm 1989, Việt Nam lần đầu tiên XK 4 triệu tấn gạo, đạt kim ngạch 310 triệu USD.

Liên tục từ đó đến nay, nhiều chính sách nhằm đẩy mạnh XK gạo đã được đề ra như chế độ hạn ngạch XK gạo được thiết lập năm 1991; chế độ thu gom đầu mối XK nhằm hạn chế tình trạng tranh mua- tranh bán được thiết lập năm 1994; năm 1996, Chính phủ đã chấn chỉnh việc XK gạo, ngừng hoạt động XK của các doanh nghiệp (DN) nhỏ và phân tán, chỉ định các DN thực sự đủ điều kiện XK gạo làm đầu mối, nhằm nâng cao trình độ tập trung và chuyên môn hóa… Đặc biệt, từ sau khi ban hành Nghị quyết Trung ương 7 (khóa X) với nhiều chính sách được ban hành và thực thi như đầu tư mạnh cho nghiên cứu, chọn lọc, phân nhánh các loại lúa có năng suất cao, chất lượng tốt để bảo đảm cho XK; các chính sách bảo đảm lợi ích của người trồng lúa trong so sánh với lợi ích của người trồng các loại cây khác, với các khâu thu mua, chế biến, XK gạo, Việt Nam đã duy trì thành tích luôn là quốc gia XK gạo và luôn chiếm giữ vị trí nhà XK hàng đầu thế giới những năm gần đây.

Thuận lợi từ thị trường

Bên cạnh những thuận lợi về đầu vào, những năm qua không thể thiếu sự đóng góp trong công tác xúc tiến, mở rộng thị trường XK gạo. Trước hết đó là châu Á- khu vực thị trường lớn nhất, tiêu thụ khoảng 70% lượng gạo Việt Nam. Với vị trí địa lý, nhiều năm gần đây, Trung Quốc liên tục là quốc gia nhập khẩu hàng đầu gạo Việt Nam. Thị trường lớn, không đòi hỏi quá cao về chất lượng, lại thuận lợi trong thực hiện các hoạt động giao thương, Việt Nam đang XK khoảng 30% tổng kim ngạch XK gạo sang Trung Quốc theo cả hình thức chính ngạch và tiểu ngạch.

Ngoài Trung Quốc, nhiều thị trường khác cũng là bạn hàng lớn của gạo Việt Nam như Indonesia, Philippines… Vào đợt cao điểm, Philippines chiếm khoảng 21% lượng gạo XK của Việt Nam (con số năm 2014).

Điều đáng lưu ý, ngoài những thị trường truyền thống, Việt Nam còn mở rộng XK gạo sang các nhóm thị trường mới như châu Phi, Mỹ La tinh, châu Âu… Đặc biệt, châu Phi được đánh giá là một trong những khu vực thị trường đầy tiềm năng với lượng tiêu thụ gạo rất lớn.

Sau khi đạt “đỉnh” 7,7 triệu tấn vào năm 2012, hơn 2 năm trở lại đây, XK gạo liên tục gặp khó khi suy giảm cả về lượng và giá. Gạo Việt Nam thực sự cần một hướng đi mới khi dư địa thị trường gạo thế giới chạm “ngưỡng” và cạnh tranh về giá đã không còn là giải pháp mang lại ưu thế.

Theo Vụ Thị trường châu Phi, Tây Nam Á (Bộ Công Thương), cách đây nhiều năm, chuyện châu Phi lọt tốp thị trường gạo lớn nhất của Việt Nam dường như là điều không tưởng. Đơn giản, bởi châu Phi không được xếp vào nhóm thị trường tiềm năng do khoảng cách quá xa, DN thiếu thông tin thị trường và đời sống người dân khu vực này chưa cao. Tuy nhiên, với quyết tâm mở rộng thị trường, hàng loạt những bản ghi nhớ về thương mại gạo đã được Việt Nam ký với Comoros, Ghine… Liên tục khoảng 3 năm trở lại đây, châu Phi đã vươn lên là một trong những thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam.

Ông Trần Sơn Hà- Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Lương thực miền Bắc (Vinafood 1)- chia sẻ, từ năm 2011 đến nay, Vinafood 1 mở rộng thị trường sang khu vực mới như châu Phi, Tây Nam Á và châu Phi đã trở thành một trong những thị trường trọng điểm của tổng công ty. Vinafood 1 có một số đối tác truyền thống tại thị trường châu Phi như Angola, Algieri và một số công ty đa quốc gia.

Mặc dù năm 2014, kim ngạch XK gạo sang châu Phi sụt giảm nhưng theo Vụ Thị trường châu Phi, Tây Nam Á, quý I/2015, XK gạo sang thị trường châu Phi, Tây Nam Á đã tăng trở lại, đạt 71,3 triệu USD, tăng đến 531% so với cùng kỳ năm 2013. Trong đó, XK gạo sang châu Phi chiếm 94,1% tổng kim ngạch XK của cả khu vực thị trường này. Các thị trường gạo trọng điểm của Việt Nam thuộc khu vực châu Phi là Ghana, Bờ Biển Ngà, Nam Phi đang phục hồi khá tốt với kim ngạch tăng cao trong quý I/2015.

Kỳ II:  Khi thị trường “nổi sóng”

 

 


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 294

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 292


Hôm nayHôm nay : 34205

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 787746

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 64773690