02:20 EST Chủ nhật, 26/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Tập trung nguồn lực cho phát triển “tam nông”

Thứ ba - 06/08/2013 20:15
Trong những năm qua, nhiều chủ trương, chính sách mới về nông nghiệp, nông dân, nông thôn (tam nông) của thành phố Hà Nội đã được ban hành, triển khai đồng bộ. Đặc biệt, Chương trình số 02/CTr-TU ngày 31-10-2008 của Thành ủy Hà Nội có tính định hướng cao để xây dựng các cơ chế, chính sách, nhất là về lĩnh vực tài chính...


Để thực hiện tốt chương trình tam nông, thành phố Hà Nội đã chỉ đạo thực hiện thí điểm xây dựng nông thôn mới (NTM) tại 19 xã. Đối với 382 xã còn lại cũng đã được lập đề án và các huyện, thị xã sẽ phân kỳ giai đoạn thực hiện. Với chức năng, nhiệm vụ của mình, ngành tài chính đã chủ động xây dựng kế hoạch thực hiện 9 chương trình công tác của Thành ủy Hà Nội và 2 chương trình công tác của Đảng ủy khối các cơ quan thành phố; phối hợp với các ngành tham mưu xây dựng cơ chế, chính sách tài chính về huy động, quản lý, sử dụng nguồn lực để thực hiện đề án xây dựng NTM của xã. Thẩm định các dự án thành phần của chương trình phát triển sản xuất nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới; rà soát, điều chỉnh, bổ sung nội dung đề án các xã điểm trình UBND thành phố phê duyệt...

Từ năm 2010 đến năm 2013, tổng kinh phí được bố trí từ ngân sách thành phố và các huyện, thị xã trong dự toán hằng năm khoảng 2.154 tỷ đồng, trong đó thành phố đã bố trí thực hiện 3 chương trình (Phát triển chăn nuôi theo vùng, xã trọng điểm và chăn nuôi quy mô lớn ngoài khu dân cư; phát triển sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao; phát triển nuôi trồng thủy sản); 9 đề án (Phát triển một số loại cây ăn quả giá trị kinh tế cao; sản xuất và tiêu thụ rau an toàn) và 9 dự án khác với kinh phí khoảng 1.670 tỷ đồng. Tổng chi sự nghiệp kinh tế ngân sách huyện, thị xã để hỗ trợ các dự án, chương trình thuộc lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn trong 3 năm (từ năm 2011 đến 2013) khoảng 485 tỷ đồng và đã giải ngân khoảng 450 tỷ đồng, đạt 92,7% kế hoạch. Kinh phí đã hỗ trợ thực hiện chương trình xây dựng NTM từ ngân sách cấp thành phố cho các huyện, thị xã khoảng 1.925,8 tỷ đồng, trong đó chi từ nguồn vốn sự nghiệp kinh tế 298,3 tỷ đồng, nguồn vốn đầu tư XDCB bổ sung có mục tiêu cho các huyện, thị xã khoảng 1.627,4 tỷ đồng và đã giải ngân hơn 1.700 tỷ đồng, đạt 88% kế hoạch. Trong 3 năm, các huyện, thị xã và xã đã chủ động cân đối, bố trí vốn đầu tư cho các dự án xây dựng NTM khoảng 5.407 tỷ đồng, trong đó ngân sách huyện 4.892,6 tỷ đồng, xã 514,5 tỷ đồng và đã giải ngân khoảng 4.700 tỷ đồng, đạt 87% kế hoạch. Các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân đã ủng hộ gần 940 tỷ đồng (vốn đóng góp của nhân dân bằng ngày công lao động trực tiếp, hiến đất làm đường giao thông quy giá trị khoảng 340 tỷ đồng, doanh nghiệp 160 tỷ đồng, thực hiện xã hội hóa được gần 440 tỷ đồng). Qua thực tế triển khai huy động và giải ngân các nguồn vốn cho nông nghiệp, nông dân và nông thôn trên địa bàn Hà Nội từ năm 2008 đến nay cho thấy, bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn một số hạn chế. Một số huyện, xã chưa ưu tiên bố trí vốn cho các dự án thành phần thuộc trách nhiệm ngân sách huyện, xã theo phân cấp, hoặc vốn đã thực hiện chưa được phản ánh đầy đủ, kịp thời vào ngân sách xã. Khả năng cân đối, bố trí vốn đầu tư từ ngân sách huyện, thị xã, xã để thực hiện đề án xây dựng NTM còn một số tồn tại; có xã phát sinh nợ XDCB, không cân đối được nguồn trả; việc huy động các nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước chậm, hiệu quả thấp hoặc chưa hạch toán đầy đủ vào ngân sách xã theo quy định. Nhận thức của một số huyện, xã chưa đầy đủ, ỷ lại, thụ động, trông chờ vào nguồn vốn hỗ trợ từ cấp trên. 

Trong thời gian tới, các địa phương cần xác định rõ quan điểm: Xây dựng NTM, chủ thể là nông dân, xây dựng NTM cho chính người dân, nên phải tạo sự đồng thuận cao trong nhân dân. Cần đa dạng hóa nguồn vốn cho xây dựng nông thôn, phù hợp với thực tế ở từng địa phương, không để phát sinh nợ xây dựng cơ bản, nợ xấu. Đề nghị thành phố điều chỉnh tổng mức đầu tư cho chương trình xây dựng NTM từ 32.000 tỷ đồng lên khoảng 100.000 tỷ đồng; điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn thực hiện đề án, trong đó tổng mức vốn hỗ trợ của ngân sách nhà nước từ 56% lên khoảng 60% tổng mức đầu tư của đề án được duyệt…
 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 491


Hôm nayHôm nay : 31668

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1422690

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 74469661