10:24 EST Thứ sáu, 10/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Tập trung nguồn lực để giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới

Thứ sáu - 13/11/2015 02:01
Ngày 12-11, Kỳ họp thứ 10, Quốc hội (QH) bước sang ngày làm việc thứ 19. Buổi sáng, QH đã thông qua Nghị quyết phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020; QH nghe Tờ trình về Dự án Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (sửa đổi) và thảo luận một số nội dung và ý kiến khác nhau của Luật Trưng cầu ý dân. Buổi chiều, QH nghe Tờ trình về Dự án Luật về hội và thảo luận tại hội trường về Dự án Luật Quân nhân chuyên nghiệp và công nhân, viên chức quốc phòng.
Đại biểu QH ấn nút biểu quyết thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016 - 2020 tại Hội trường. Ảnh: TRẦN HẢI

Đại biểu QH ấn nút biểu quyết thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016 - 2020 tại Hội trường. Ảnh: TRẦN HẢI

 

Chương trình mục tiêu quốc gia tập trung hai nội dung chính

QH đã thông qua Nghị quyết phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020 với 88,26% số đại biểu tán thành. Theo đó, Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020 tập trung vào hai nội dung chính, gồm: Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.

Đối với Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, có mục tiêu cụ thể: Đến năm 2020 số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới khoảng 50%; không còn xã đạt dưới năm tiêu chí. Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, đặt mục tiêu cụ thể: Góp phần giảm tỷ lệ nghèo cả nước bình quân từ 1,0% đến 1,5%/năm; riêng các huyện nghèo, các xã đặc biệt khó khăn giảm 4%/năm theo chuẩn nghèo quốc gia giai đoạn 2016-2020.

Nghị quyết cũng nêu rõ, với Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới sẽ có tổng mức vốn thực hiện từ ngân sách nhà nước tối thiểu là 193.155,6 tỷ đồng (trong đó, ngân sách trung ương là 63.155,6 tỷ đồng; ngân sách địa phương là 130.000 tỷ đồng). Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững có tổng mức vốn thực hiện từ ngân sách nhà nước tối thiểu là 46.161 tỷ đồng (trong đó, ngân sách trung ương: 41.449 tỷ đồng; ngân sách địa phương: 4.712 tỷ đồng).

Nên tổ chức trưng cầu ý dân trong phạm vi cả nước

Tiếp đó, QH nghe Tờ trình của Chính phủ về Dự án Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (sửa đổi). Theo đó, dự thảo luật bổ sung các quy định mới để giải quyết những vấn đề vướng mắc của thực tiễn trong thực hiện các quyền trẻ em, tiếp cận theo hướng chuyển từ tiếp cận theo nhu cầu, tập trung giải quyết những vấn đề trọng tâm, trọng điểm đối với trẻ em nói chung, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt nói riêng sang xây dựng khung pháp lý toàn diện và tiếp cận dựa trên quyền trẻ em. Dự thảo mở rộng khái niệm trẻ em cả về độ tuổi và phạm vi, cụ thể là Điều 1 quy định “trẻ em là người dưới mười tám tuổi” mà không giới hạn là công dân Việt Nam dưới mười sáu tuổi. Việc điều chỉnh này là cần thiết, bảo đảm tuân thủ Công ước quốc tế về quyền trẻ em, các điều ước quốc tế vừa thống nhất với các quy định của pháp luật Việt Nam về tuổi trưởng thành đầy đủ (tức là tuổi thành niên), đồng thời phù hợp với độ tuổi hoàn thành giáo dục phổ thông, là bậc học giúp trẻ em hoàn thiện nhân cách, phát triển cả về thể chất và tinh thần để sẵn sàng tham gia vào đời sống xã hội...

QH nghe Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý Dự thảo Luật Trưng cầu ý dân. Theo báo cáo giải trình, nhiều ý kiến tán thành với phạm vi điều chỉnh của Dự thảo Luật, nhưng đề nghị luật này chỉ nên quy định mang tính nguyên tắc, xác định rõ quyền hạn, trách nhiệm, còn trình tự, thủ tục nên để quy định tại văn bản khác. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng, luật này chỉ nên quy định về quy trình, thủ tục trưng cầu ý dân, còn nội dung trưng cầu ý dân là do QH quyết định.

Về phạm vi tổ chức trưng cầu ý dân (Điều 7), các đại biểu: Trần Hồng Thắm (Cần Thơ), Trương Thị Ánh (TP Hồ Chí Minh) và nhiều đại biểu khác tán thành với quy định trưng cầu ý dân được tổ chức và thực hiện trong phạm vi cả nước, bởi Hiến pháp quy định thẩm quyền quyết định trưng cầu ý dân là của QH; chính quyền địa phương không có thẩm quyền này. Đồng thời, theo quy định của Hiến pháp và Luật Tổ chức Quốc hội, những vấn đề đưa ra trưng cầu ý dân là về Hiến pháp và những vấn đề quan trọng của đất nước có ý nghĩa ở tầm quốc gia, cần đưa ra để toàn dân quyết định. Đối với những vấn đề chỉ ảnh hưởng đến phạm vi một hoặc một số địa phương thì áp dụng hình thức lấy ý kiến nhân dân theo quy định của pháp luật hiện hành…

Nhiều ý kiến tán thành với việc quy định khái quát về các vấn đề QH có thể quyết định trưng cầu ý dân (Điều 6), nhưng đề nghị Dự thảo Luật cần quy định cụ thể hơn và chỉnh lý các vấn đề được trưng cầu ý dân phù hợp Hiến pháp năm 2013. Đại biểu Trần Ngọc Vinh (Hải Phòng) cho rằng, việc quy định rõ những vấn đề đưa ra trưng cầu ý dân sẽ làm cơ sở pháp lý cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và tổ chức thực hiện trưng cầu ý dân.

Chế độ, chính sách cần phù hợp từng nhóm đối tượng

Buổi chiều, thảo luận ở hội trường về Dự án Luật Quân nhân chuyên nghiệp và công nhân, viên chức quốc phòng (QNCN và CN, VCQP) các đại biểu: Bùi Thị An (Hà Nội), Nguyễn Anh Sơn (Nam Định) và nhiều đại biểu đồng tình Tờ trình của Chính phủ và Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Quốc phòng và an ninh về Dự án Luật nêu trên và cho rằng, việc vận dụng một số văn bản vào việc tuyển dụng, bố trí sắp xếp, sử dụng, bảo đảm chế độ, chính sách cho đội ngũ này không còn phù hợp. Do vậy, luật được ban hành sẽ tạo cơ sở pháp lý nhằm xây dựng đội ngũ QNCN và CN,VCQP vững mạnh, đáp ứng yêu cầu xây dựng Quân đội và nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

Đề cập chức danh bố trí QNCN và CN, VCQP trong các cơ quan, đơn vị Quân đội, đại biểu Phan Văn Tường (Thái Nguyên) cho rằng, thực tế những năm qua, tình trạng cùng một vị trí, cùng một chức danh nhiều người được bố trí, dẫn đến chính sách đãi ngộ khác nhau. Do vậy, Dự thảo Luật nên quy định rõ chức danh bố trí, phân cấp, phân quyền để tổ chức lại lực lượng này; phải căn cứ vào vị trí, chức danh, đặc điểm nhiệm vụ để bố trí QNCN hay CN,VCQP, gắn với được hưởng chế độ chính sách, nhằm hạn chế và thu hẹp bất hợp lý để động viên đội ngũ QNCN, CN,VCQP yên tâm gắn bó xây dựng Quân đội.

Đề cập chế độ, chính sách đối với QNCN và CN, VCQP, đại biểu Nguyễn Văn Minh (TP Hồ Chí Minh) và một số đại biểu cho rằng, Dự thảo Luật chưa phân định rõ nhóm QNCN và CN, VCQP chiến đấu, phục vụ chiến đấu để quy định chế độ, chính sách cho từng đối tượng cho phù hợp. Về chính sách tiền lương, phụ cấp, nhà ở đối với QNCN, CN,VCQP (Điều 36), không nên cào bằng, cần quy định cụ thể phù hợp từng nhóm đối tượng trong đó ưu tiên về chế độ, chính sách đối với QNCN ở các đơn vị làm nhiệm vụ đặc biệt như: Chiến đấu viên ở đơn vị đặc công, kíp xe tăng và tàu ngầm..., bảo đảm phù hợp với các luật hiện hành.

Cũng trong phiên làm việc buổi chiều, QH nghe Bộ trưởng Nội vụ Nguyễn Thái Bình trình bày Tờ trình Dự án Luật về hội; nghe Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của QH Phan Trung Lý trình bày Báo cáo thẩm tra Dự án Luật này.

Theo nhandan.org.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: về dự, án luật

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 228

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 226


Hôm nayHôm nay : 48286

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 367989

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73414960