08:43 EST Thứ ba, 26/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Tập trung phát huy nội lực ngành thủy sản

Thứ hai - 17/08/2015 05:13
(Thủy sản Việt Nam) - Sau hai năm thực hiện tái cơ cấu, ngành thủy sản đã đạt được nhiều thành tựu, nổi bật là việc duy trì mức tăng trưởng hàng năm. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề cần giải quyết.

Nhiều nan giải

Việc tái cơ cấu ngành thủy sản thời gian qua đã như một cú hích kịp thời để ngành thủy sản Việt Nam không bị rơi vào khủng hoảng, những khó khăn vướng mắc sớm được giải quyết nên ngành vẫn đạt được những chỉ tiêu quan trọng. 

Đáng chú ý nhất là lĩnh vực khai thác khi bước đầu quan tâm đến việc đánh bắt xa bờ với tàu công suất lớn. Hậu cần nghề cá được chú ý, mặc dù còn nhiều vướng mắc.

Nhìn chung, việc tái cơ cấu ngành đã ngăn chặn được nguy cơ suy thoái trong chu kỳ suy thoái chung của thủy sản thế giới sau giai đoạn phát triển nóng. Hầu hết các lĩnh vực nuôi trồng, chế biến xuất khẩu đều ổn định, dù vẫn còn nhiều thách thức. Tuy vậy, kết quả mục tiêu lớn của việc tái cơ cấu vẫn rất khiêm tốn.

Ảnh: Xuân Trường

Vấn đề giảm giá thành cũng gặp khó khăn khi ứng dụng công nghệ quản lý hiện đại, đơn cử như những cơ sở đạt tiêu chuẩn quốc tế thì chỉ dùng rất ít nhân công, trong khi phần lớn các cơ sở sản xuất chế biến hiện nay “dựa vào sức người” là chính với số nhân công nhiều gấp 5 - 6 lần mà hiệu quả kinh tế thấp. Số doanh nghiệp đạt các chứng chỉ nuôi trồng quốc tế và VietGAP chưa nhiều. Sau khi tham quan một số mô hình, nhiều nhà nhập khẩu cho biết, các mô hình tại Việt Nam nặng tính hình thức, để làm đẹp cho ngành nhiều hơn, bởi quy mô của các mô hình này đa phần nhỏ và sản lượng ít. Còn người nông dân chia sẻ, sản phẩm được giấy chứng nhận khi đem bán cho các công ty thì cũng nhập vào các sản phẩm thông thường khác, do vậy, không được cải thiện là bao.

 

Phải thay đổi

Mục tiêu chính của đề án tái cơ cấu là cải thiện đời sống người dân, nhưng những kết quả ghi nhận còn khiêm tốn, đặc biệt nhiều hộ nuôi cá tra đang “treo ao”, nuôi tôm thì phập phồng. Cơ bản là sức cạnh tranh của các sản phẩm vẫn yếu.

Sức cạnh tranh của sản phẩm thủy sản trước hết phụ thuộc vào việc xây dựng thương hiệu, nhưng hầu hết các sản phẩm đều xuất thô và qua trung gian, do đối tác kiểm soát đầu ra. Chiến lược xây dựng thương hiệu hầu như dẫm chân tại chỗ, khi hiện tượng tranh mua tranh bán, mạnh thu gom hơn là sản xuất dẫn đến việc giá cả sản phẩm hầu như không được cải thiện.

Việc chuyển hướng đầu tư vào các sản phẩm giá trị gia tăng diễn ra chậm chạp. Các doanh nghiệp hầu hết trong thời gian “nghiên cứu” các mặt hàng giá trị gia tăng, tỷ trọng giá trị xuất khẩu mặt hàng này còn rất khiêm tốn.

Một số nhà kinh doanh và sản xuất cho biết, họ muốn nhận được một sự hỗ trợ cụ thể từ nhà nước. Chẳng hạn khuyến khích xây dựng thương hiệu thì doanh nghiệp được hưởng những khuyến khích gì? Phải rõ ràng cụ thể. Chẳng hạn nếu họ đi triển lãm giới thiệu sản phẩm ở nước ngoài thì mỗi năm bao nhiêu triển lãm, mỗi triễn lãm sẽ được hỗ trợ bao nhiêu. Hay việc sản xuất con giống trong nước, nếu mỗi năm sản xuất được bao nhiêu con giống thì sẽ được ưu đãi gì về thuế hay đầu tư? Chí ít thì khi người nông dân mua con giống do Việt Nam sản xuất có được hỗ trợ hay không?

Tại hội nghị sơ kết việc tái cơ cấu mới đây, các đại biểu đã nêu lên việc chậm chạp trong ứng dụng thành quả khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất chế biến, do đó việc giảm giá thành không mấy hiệu quả như dự kiến ban đầu. Một số viện và các nhà nghiên cứu nói rằng, đầu tư cho khoa học kỹ thuật của chúng ta còn quá thấp so với các nước trong khu vực. Hơn nữa, việc đầu tư cần phải có trọng tâm, có lộ trình và sản phẩm cụ thể. Chẳng hạn vấn đề giống. Hiện tại các công ty giống nước ngoài hoặc liên doanh vẫn chiếm ưu thế, giống sản xuất trong nước rất manh mún và nguy cơ suy thoái nguồn giống đang hiện hữu. Các viện nghiên cứu dù đã thực hiện thành công nhiều dự án về giống, song chỉ dừng lại ở mức lấy thu bù chi, số lượng hạn chế, không đủ tạo ra cú hích cho ngành.

>> Nhiều doanh nghiệp và cơ sở sản xuất cho rằng, trong thời gian đầu mới thực hiện, lợi nhuận chưa nhiều mà chi phí lại tăng, để đảm bảo cho tiến trình tái cơ cấu thuận lợi, cần những chính sách hỗ trợ kịp thời và cụ thể để người dân và doanh nghiệp hăng hái tham gia.

Nguyễn Anh

Thủy sản Việt Nam


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 196

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 194


Hôm nayHôm nay : 51488

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1252002

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71479317