05:03 EST Thứ bảy, 11/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Thái Bình, Hà Nam được chọn để thí điểm cơ chế tích tụ đất đai

Thứ hai - 04/09/2017 21:59
- Nước ta hiện có 4.030 nghìn ha đất lúa với hơn 19 triệu thửa đất, diện tích đất trồng lúa phân tán và manh mún làm giảm hiệu quả sử dụng đất, khó khăn cho ứng dụng khoa học, công nghệ, cơ giới hoá đồng ruộng dẫn đến năng suất thấp, hiệu quả sử dụng đất không cao...
Quá trình tích tụ và tập trung ruộng đất diễn ra rất chậm  làm ảnh hưởng đến chủ trương phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn

Quá trình tích tụ và tập trung ruộng đất diễn ra rất chậm làm ảnh hưởng đến chủ trương phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn

Thực tế chưa như mong đợi
Thực hiện chủ trương của Đảng về mở rộng hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tích tụ, tập trung đất đai, từng bước hình thành những vùng sản xuất hàng hóa lớn trong nông nghiệp, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tham mưu để Chính phủ trình Quốc hội thông qua Luật Đất đai năm 2013.
Hạn mức giao đất trồng cây hằng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối được quy định tại Điều 129 của Luật Đất đai là để giao cho các hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp. Việc quy định về hạn mức đất nông nghiệp này được kế thừa từ Luật Đất đai năm 1993 và năm 2003.
Trên thực tế trong hơn 20 năm qua, đất nông nghiệp được Nhà nước giao hết cho các hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp qua các thời kỳ. Vì vậy, hướng chính để khuyến khích, thúc đẩy tích tụ đất nông nghiệp là thông qua nhận chuyển nhượng, nhận góp vốn.
Luật Đất đai năm 2013 đã quy định theo hướng nâng thời hạn sử dụng đất đối với đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối cho mỗi hộ gia đình, cá nhân từ 20 năm lên 50 năm; đồng thời, để thúc đẩy quá trình tích tụ đất đai đã mở rộng hạn mức nhận chuyển quyền đất nông nghiệp đối với hộ gia đình, cá nhân không được vượt quá 10 lần hạn mức giao đất nông nghiệp.
Cụ thể, Điều 44 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 đã quy định cụ thể hạn mức nhận chuyển QSDĐ nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân như sau:
 -  Đối với đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thuỷ sản và đất làm muối: Tại khu vực Đông Nam bộ và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long là không quá 30 ha; các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương còn lại là không quá 20 ha. 
 - Đối với đất trồng cây lâu năm: Các xã, phường, thị trấn ở đồng bằng là không quá 100 ha; các xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi là không quá 300 ha.
   - Đối với đất rừng sản xuất là rừng trồng: Các xã, phường, thị trấn ở đồng bằng là không quá 150 ha; các xã, phường, thị trấn  ở trung du, miền núi là không quá 300 ha.
 Như vậy, hạn mức cho phép tích tụ đối với đối với đất trồng cây hằng năm, đất nuôi trồng thuỷ sản và đất làm muối là không quá 30 ha tại khu vực Đông Nam Bộ và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long), không quá 20 ha các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương còn lại.
Đối với đất trồng cây lâu năm là không quá 100 ha đối với các xã, phường, thị trấn ở đồng bằng; không quá 300 ha ở các xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi.
Tuy nhiên, đánh giá về cơ chế tích tụ đất đai, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhận định, việc thực hiện các chủ trương, định hướng về tích tụ đất đai đang gặp một số trở ngại do: Ruộng đất được phân chia cho hộ gia đình nên phân tán, manh mún đang cản trở việc ứng dụng cơ giới hóa, khoa học công nghệ để nâng cao hiệu quả và giá trị gia tăng trên một đơn vị diện tích đất trong quá trình tái cơ cấu nông nghiệp.
Quá trình tích tụ và tập trung ruộng đất diễn ra rất chậm  làm ảnh hưởng đến chủ trương phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn; Nhiều doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân có khả năng và muốn đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp quy mô lớn gặp rất nhiều khó khăn…
Cần có những chính sách mới để thúc đẩy tích tụ ruộng đất
Để tháo gỡ những khó khăn vướng mắc nêu trên, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề xuất, cần tiếp tục nghiên cứu, đổi mới chính sách để tạo thuận lợi và thúc đẩy tích tụ, tập trung đất đai, phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung, quy mô lớn và thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
Bộ này cho rằng, cần sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật về đất đai để phù hợp với yêu cầu thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và cơ cấu lại nền nông nghiệp. Cụ thể: Đề nghị nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai, các văn bản dưới luật theo hướng khắc phục những hạn chế, vướng mắc hiện nay, để hỗ trợ phát triển nông nghiệp quy mô lớn, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất để sử dụng đất hiệu quả hơn. 
Nâng cao chất lượng, bảo vệ đất canh tác nông nghiệp, bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, giữ vững ổn định chính trị - xã hội và phát triển bền vững; Phát triển lành mạnh thị trường bất động sản, trong đó có quyền sử dụng đất, bảo đảm hài hòa lợi ích của Nhà nước, người dân và nhà đầu tư.
Tiếp tục thực hiện giao đất, cho thuê đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân có thời hạn nhưng có thể kéo dài hơn để khuyến khích nông dân gắn bó hơn với đồng ruộng và yên tâm đầu tư sản xuất.
Đồng thời, mở rộng hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp phù hợp với điều kiện cụ thể từng vùng, từng giai đoạn tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tích tụ, tập trung đất, từng bước hình thành những vùng sản xuất hàng hóa lớn trong nông nghiệp; bổ sung chính sách để hình thành thị trường giao dịch quyền sử dụng đất nông nghiệp.
Sửa đổi, bổ sung các quy định đảm bảo công khai, minh bạch hơn trong việc giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất…
Bên cạnh đó,  cần sửa đổi bổ sung những điều khoản cụ thể của Luật Đất đai và văn bản dưới luật có liên quan đến phát triển kinh tế - xã hội, nhất là thu hút đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Cụ thể Đề nghị xem xét nới lỏng quy định về đối tượng nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp, cho phép các tổ chức, cá nhân có đủ tiềm lực về vốn, công nghệ được nhận quyền chuyển nhượng đất nông nghiệp đầu tư vào sản xuất kinh doanh nông nghiệp theo quy hoạch đã được phê duyệt.
Đặc biệt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề xuất, bỏ hoặc nới lỏng hạn mức nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp (không quá 10 lần hạn mức giao đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân đối với mỗi loại đất   hay không quá 30 ha đối với khu vực Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long, 20 ha đối với các tỉnh còn lại) như hiện nay...
Bộ này cũng đề xuất, bỏ quy định giới hạn việc chỉ được phép chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp trong cùng xã phường thị trấn  . Xây dựng cơ chế tính giá trị của các thửa đất để tạo thuận lợi và xây dựng căn cứ cho các hộ đổi đất với nhau.
Xây dựng cơ chế đối với đất thuê từ 5 năm trở lên thì cá nhân, tổ chức đi thuê đất được thế chấp bằng giá trị thuê để vay vốn sản xuất nông nghiệp. Xây dựng khung pháp lý để bảo lãnh tín dụng dựa trên tài sản trên đất…
Trước nhu cầu của thực tế, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng vừa có ý kiến chỉ đạo về vấn đề này. Cụ thể, Phó Thủ tướng yêu cầu triển khai thí điểm cơ chế tập trung, tích tụ đất đai, phục vụ thu hút đầu tư sản xuất nông nghiệp tập trung tại tỉnh Thái Bình và Hà Nam.
Phó Thủ tướng giao UBND tỉnh Hà Nam và Thái Bình lập Đề án thí điểm về cơ chế tập trung, tích tụ đất đai, phục vụ thu hút đầu tư sản xuất nông nghiệp tập trung trên địa bàn tỉnh Hà Nam và Thái Bình, gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường để Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thẩm định và trình Chính phủ để báo cáo Ban Cán sự Đảng Chính phủ, trình Bộ Chính trị cho ý kiến./.
 
An Nhi
http://kinhtevadubao.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 291

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 290


Hôm nayHôm nay : 46254

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 419081

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73466052