17:20 EST Thứ ba, 12/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Thanh Hóa dấu ấn 10 năm: [Bài 3] Về nơi đi sau nhưng cán đích sớm

Thứ năm - 03/10/2019 01:07
TP Thanh Hóa bắt tay xây dựng NTM chậm so với các huyện, thị trong tỉnh. Năm 2012, khi sáp nhập 19 đơn vị hành chính từ các huyện lân cận, TP Thanh Hóa mới triển khai làm NTM. Ngổn ngang quy hoạch, nhiều thứ phải làm lại. Thành ủy, UBND TP cho rằng, phải bắt đầu từ con người và nhận thức chung để có quyết tâm cao nhất thì mới thành công.
Phố trong làng ở NTM TP Thanh Hóa.

Từ mục tiêu đó, đến nay nhìn tổng thể cơ sở hạ tầng nông thôn TP Thanh Hóa đã thay đổi nhanh chóng, toàn diện, tạo tiền đề cho khu vực nông nghiệp nông thôn ở đây phát triển về mọi mặt, rút ngắn khoảng cách giữa đô thị với nông thôn. Đến nay, TP Thanh Hóa đã hoàn thành NTM và có 17/17 xã đạt chuẩn.  

Bắt đầu từ con người - người cán bộ

Ông Lê Anh Xuân, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP Thanh Hóa chia sẻ, khi tôi về đảm đương vị trí này thì hình hài NTM tại TP đã rõ nét, kết quả thực hiện ở các địa phương đều đã có những dấu ấn.

Cũng theo ông Xuân, cái hay ở TP chính là quyết tâm của Ban Thường vụ và tập thể lãnh đạo Ủy ban nhân dân TP khi triển khai đồng bộ việc bố trí 3 chức danh chủ chốt ở các xã, phường không phải người địa phương.

Đây là điều thuận lợi để gạt bỏ những rào cản ràng buộc trong quan hệ dòng họ, thân hữu. Nhờ đó, việc lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế, xã hội, nhất là chỉnh trang nông thôn gắn với phát triển đô thị đạt được các kết quả như mong muốn.

“Việc luân chuyển cán bộ và xây dựng hình ảnh người cán bộ chủ chốt thực tâm, trách nhiệm trong thực thi công vụ chính là ngọn cờ cho các phong trào thi đua, đặc biệt là chương trình xây dựng NTM. Tôi cho rằng, đây là nền tảng để TP Thanh Hóa hiện thực hóa thành công các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội. Từ các thành công này, TP xây dựng lộ trình ngắn hạn đến 2020 sẽ có 13 xã nâng lên thành phường. Có thể nói đây là thành quả nhân đôi trong xây dựng NTM”, Chủ tịch UBND TP Thanh Hóa Lê Anh Xuân vui vẻ nói.

Một góc Trung tâm TP Thanh Hóa.
Năm 2019, cơ cấu các ngành kinh tế chuyển dịch tích cực: Nông, lâm, thủy sản chiếm 3,3% và dịch vụ thương mại chiếm 32,2% . Thu nhập bình quân đầu người ước đạt 95 triệu đồng/năm, gấp 2,8 lần so với năm 2012, trong đó khu vực nông thôn tại 17 xã xây dựng NTM đạt 43,6 triệu đồng. Tỷ lệ hộ nghèo của TP giảm xuống còn 0,9% (trong đó hộ nghèo 17 xã NTM chiếm 0,5%).

Từng có nhiều năm làm phóng viên thường trú tại Thanh Hóa, không ít lần tôi có dịp tiếp xúc với cán bộ phường, xã trên địa bàn và quả thực sau nhiều năm trở lại, tiếp xúc với họ, điều tôi ấn tượng chính là đã thay đổi về tác phong, lề lối làm việc.

Tiếp xúc với người dân, tôi cảm nhận được sự hài lòng của họ khi mà công việc của dân được giải quyết mau lẹ, công minh. Đơn giản là các cán bộ được điều động luân chuyển đều phải tự chấn chỉnh để làm tốt. Nói như Chủ tịch UBND xã Quảng Tâm Lưu Doãn Ơn, "chúng tôi về đây có ít nhất 3 nơi giám sát còn anh em sở tại cũng hết các chỗ bấu víu thân quen họ tộc".

Tôi hỏi, điều gì khó khăn nhất đối với việc luân chuyển này, ông Ơn bảo, ở địa bàn quê mình, nói đến nhà ai là biết ngay ở khu vực nào vì mình sinh ra, lớn lên và công tác ở đó. Còn về Quảng Tâm, kinh nghiệm quản lý thì có nhưng địa bàn thì có những khó khăn. Chính vì điều này, hầu hết các cuộc họp của các đoàn thể từ xã đến thôn, nhất là các cuộc họp chi bộ, anh em chúng tôi đều cố gắng sắp xếp để tham dự.

Điều mà các cán bộ luân chuyển cho là “sướng nhất” khi thay đổi địa bàn chính là không còn ràng buộc các mối quan hệ anh em, dòng họ. Khi ở quê, có những đêm muộn vẫn bị gõ cửa dậy giải quyết những việc chẳng đâu vào đâu, nhưng do chỗ người thân, người nhà nên áp lực phải giải quyết, còn khi ở địa bàn mới mọi việc được làm công minh, không bị ràng buộc, ức chế nữa.  

Quan tâm tốt đời sống dân sinh

Từ thành công công tác cán bộ, TP Thanh Hóa hướng đến đẩy mạnh phát triển kinh tế, xã hội. Tại thời điểm năm 2012, cơ cấu giá trị sản xuất của TP chuyển dịch theo hướng dịch vụ và công nghiệp - xây dựng, ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng thấp; thu nhập bình quân đầu người của các xã xây dựng NTM đạt thấp. Đời sống người dân các xã còn gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo chiếm 58% tổng số hộ nghèo TP; bình quân tiêu chí các xã xây dựng NTM đạt 6,8 tiêu chí/xã.

Thành phố chủ trương xây dựng NTM gắn với từng bước đô thị hóa các xã ngoại thành. Hình thành các khu dân cư nông thôn theo hướng đô thị dưới các hình thức: Phố làng, thị tứ, khu dân cư làng nghề, khu dân cư nông thôn phi nông nghiệp.

Trong điều kiện có 17 xã ngoại thành với tỷ trọng nông nghiệp, nông thôn và tỷ lệ hộ nghèo chiếm lớn nhất nên việc chỉnh trang nông thôn, nhất là nhà ở và phát triển kinh tế là điều mà cấp ủy, chính quyền TP đặc biệt quan tâm.

TP Thanh Hóa được đánh giá làm rất tốt việc tổ chức sản xuất, xây dựng các chuỗi hàng nông sản sạch cung ứng người tiêu dùng.

Thành ủy và UBND TP cho rằng, nhà ở dân cư là một nhân tố quan trọng "An gia lập nghiệp", có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, sinh hoạt của người dân đặc biệt là người dân nông thôn. Xuất phát từ đó, trong những năm qua từ TP đến các xã không ngừng quan tâm vận động người dân tích cực chuyển đổi cơ cấu sản xuất, ngành nghề, có thêm việc làm, tăng thêm thu nhập giúp người dân từng bước tích lũy xây dựng nhà ở ổn định, đạt chuẩn.

“Chương trình xây dựng NTM đạt được nhiều kết quả quan trọng, làm thay đổi nhận thức của cán bộ và người dân. Người dân ngày càng tin tưởng, chủ động, tích cực tham gia với nhiều cách làm sáng tạo, vừa làm giàu cho bản thân vừa đóng góp xây dựng địa phương, góp phần đưa TP Thanh Hóa hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM trong năm 2019, sớm trước 1 năm so với mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ TP đề ra”, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP Thanh Hóa Lê Anh Xuân nhấn mạnh.

UBND TP đã thực hiện tốt chế độ nhà ở cho người nghèo theo chính sách của Chính phủ, kêu gọi sự ủng hộ từ các tổ chức, cá nhân những nhà hảo tâm để giúp đỡ các hộ nghèo, người có công với cách mạng xây dựng nhà ở. TP đã xây mới và cải tạo được 348 căn nhà với tổng kinh phí 10 tỷ đồng cho người có công với cách mạng.

Hiện nay, TP không có nhà tạm, nhà dột nát. Từ năm 2012 đến nay, toàn TP đã xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp được 19.000 nhà ở dân cư, trong đó, tại 17 xã xây dựng NTM là 5.324 nhà; 100% số xã trên địa bàn đạt tiêu chí nhà ở dân cư.

Muốn NTM bền vững thì buộc phải quan tâm đến phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân. Để thực hiện mục tiêu này, TP đã tập trung khai thác mọi tiềm năng, lợi thế so sánh để đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển các ngành kinh tế theo hướng giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng nhanh tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng, thương mại - dịch vụ.

Coi tái cơ cấu ngành nông nghiệp là vấn đề cốt lõi trong xây dựng NTM, TP đã tập trung xây dựng và triển khai các chương trình, đề án, dự án hỗ trợ phát triển SX nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng, chuyển giao KHKT vào sản xuất nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội ngành nông nghiệp, góp phần nâng cao thu nhập, giảm hộ nghèo trong nông thôn.

Phát triển sản xuất để nâng cao đời sống cho người dân là hướng đi đúng đắn trong xây dựng NTM tại TP Thanh Hóa.

Năm 2012, TP tập trung công tác rà soát, lập quy hoạch phân khu; quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp và chuyển đổi cơ cấu cây trồng, trong đó chú trọng quy hoạch vùng chuyển đổi diện tích kém hiệu quả sang các loại cây trồng vật nuôi có giá trị kinh tế cao vào sản xuất.

Đến nay, 17 xã của TP Thanh Hóa đã chuyển đổi được hơn 638 ha đất canh tác lúa kém hiệu quả sang cây trồng khác, trong đó chuyển đổi sang trồng thuốc lào, trồng ngô, trồng hoa, rau màu các loại, lúa cá kết hợp có hiệu quả cao.

TP chỉ đạo các xã tập trung phát triển các loại cây rau màu, cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao, như ớt xuất khẩu, dưa bao tử, cà chua, khoai tây, chuối lá ở Quảng Phú, Đông Vinh, chanh không hạt ở Thiệu Khánh...     

Trong những năm tới, TP Thanh Hóa xác định, đối với các xã đạt chuẩn, tiếp tục nâng cao các tiêu chí, định hướng phát triển lên phường. Trước mắt tổ chức sản xuất hợp lý theo chuỗi giá trị, nhất là SX nông nghiệp sạch, an toàn; gắn phát triển nông thôn với đô thị. Xã hội nông thôn dân chủ, bình đẳng, ổn định, giàu bản sắc văn hóa truyền thống. Môi trường sinh thái được bảo vệ. An ninh được giữ vững. Nhân dân được thụ hưởng đời sống vật chất và văn hóa tinh thần cao hơn hẳn so với tiêu chí NTM.

Hoạt động tại chợ Quảng Tâm sôi động hàng ngày.

Tại chợ Quảng Tâm hàng ngày có khoảng 1 tấn rau, quả (25 tấn/tháng) được tiêu thụ. 

Theo ông Chu Đình Châu, Trưởng BQL chợ thì hầu hết sản phẩm nông nghiệp lưu thông trong chợ đều được sản xuất ở quê theo một quy trình VietGap. Rau phải được Trưởng thôn xác nhận nguồn gốc trước lúc đưa vào chợ. Riêng thịt lợn trước lúc mang vào chợ thì 4h sáng đã có cán bộ thú y trực  tiếp kiểm tra.

Toàn bộ hàng hóa được niêm yết giá bán, trên bảng có số điện thoại của BQL chợ và chủ sạp, cửa hàng để khi người dân phản ánh điều gì đều được giải đáp ngay. 

Theo Văn Hùng/nongnghiep.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 275

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 273


Hôm nayHôm nay : 39113

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 485004

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70712319