14:52 EST Chủ nhật, 24/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Thanh Hóa dấu ấn 10 năm: [Bài 4] Lòng dân là thước đo

Thứ sáu - 04/10/2019 01:18
Cán bộ tự học tập lẫn nhau, các địa phương cùng nhau học tập, chia sẻ kinh nghiệm; khó khăn thì tìm cách tháo gỡ. Tranh thủ sự ủng hộ của Trung ương và sự đồng lòng của nhân dân là cách tốt nhất để nông thôn mới Thanh Hóa thực sự khởi sắc và có điểm nhấn.
15-04-03_ntm_mo_rong_long_duong_mo_rong_long_nguoi_khng_trng_nhung_lng_que_thnh_ho
NTM mở rộng lòng đường, mở rộng lòng người, ấm áp những làng quê Thanh Hóa.

Đó là chia sẻ của ông Lê Đức Giang, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở NN-PTNT, Chánh Văn phòng Điều phối Chương trình Mục tiêu Quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới (NTM) tỉnh Thanh Hóa với chúng tôi.  

Lòng dân là căn cốt phát huy mọi sức mạnh

Từng được luân chuyển đi cơ sở, trực tiếp điều hành các hoạt động của địa phương, trong đó có chương trình tái cơ cấu nông nghiệp, xây dựng NTM, ông Giang và các cộng sự đều thấu hiểu giá trị của lòng dân với chương trình NTM. Ông bảo, đường huyện, đường tỉnh, đường nội đô, nội thành đều do ngân sách đầu tư. Lấy một mét vuông đất là đủ ban bệ, ký tá để chi trả tiền đền bù. Còn đường làng, ngõ xóm thì nhân dân đóng góp trực tiếp để xây đắp nên.

Hàng ngàn hộ dân hiến cả triệu mét vuông đất vườn, thậm chí là tháo dỡ nhiều công trình dân sinh quan trọng để thôn, bản làm NTM mà không một đòi hỏi nào khác. Cán bộ, đảng viên làm trước, nhân dân theo sau. Cứ như thế tạo nên một làn sóng vô cùng mạnh mẽ trong nhân dân, dấy lên tinh thần chủ động, tích cực tham gia xây dựng NTM của nhân dân từ miền biển, đồng bằng đến từng bản làng biên giới xa xôi Quan Sơn, Quan Hóa...

Tất cả ở lòng dân. Thế trận lòng dân chính là căn cốt để phát huy sức mạnh bên ngoài bồi bổ thêm sức mạnh bên trong mà nhân lên sức mạnh đang có. Từ đó làm nên những vùng NTM đáng sống với những làng xã khang trang, phố phường văn minh, dân cư ấm no, hạnh phúc.

Tôi hỏi ông Giang, làm thế nào mà chỉ trong một thời gian ngắn như vậy, Thanh Hóa đã thực sự chuyển biến mạnh trong phát triển kinh tế nông nghiệp gắn với xây dựng NTM? Ông bảo, Thanh Hóa là tỉnh rộng, người đông. Trước năm 2010, tỷ trọng nông nghiệp chiếm lớn, đời sống một bộ phận nhân dân, nhất là vùng miền núi còn gặp không ít khó khăn.

15-04-03_ntm_mng_li_ho_thom_qu_ngot_cho_nguoi_dn
NTM mang lại hoa thơm quả ngọt cho người dân nơi đây.

Đảng bộ, chính quyền và ngành nhận thấy rõ điều đó nên Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh trong 2 nhiệm kỳ gần đây đều ghi rõ phát triển “tam nông” gắn với xây dựng NTM là một trong 5 chương trình kinh tế trọng điểm của tỉnh. Dĩ nhiên, thành tựu hôm nay có được là cả một quá trình lâu dài bền bỉ phấn đấu cả trước đây 10 năm cũng như xuyên suốt 1 thập kỷ qua.

Nhấn mạnh về cách làm, ông Giang cho rằng, đó là việc học tập lẫn nhau và cùng nhau sáng tạo. Chẳng hạn, khi nhận thấy ở Hà Tĩnh có nhiều cách làm hay, nhiều mô hình tiêu biểu, Sở đã tham mưu cho tỉnh cử từng nhóm anh em vào tận nơi tìm hiểu, nghiên cứu học tập. Từ đó, về xác định cụ thể từng vùng phù hợp để triển khai, áp dụng.

Mặt khác, khi đánh giá một đơn vị đạt chuẩn thì sẽ mời các đơn vị khác đang làm cùng tham gia. Chẳng hạn, khi đánh giá Quảng Xương thì mời Đông Sơn, Vĩnh Lộc cùng tham dự; đánh giá Thọ Xuân thì mời TP Thanh Hóa. Tới đây, đánh giá TP Thanh Hóa sẽ mời các huyện Hoằng Hóa, Nga Sơn.

Làm như thế để thấy được các nút thắt và cách giải quyết, nhất là khi có đầy đủ cán bộ ở BCĐ Trung ương, BCĐ tỉnh tham dự. Làm như thế, vừa tháo gỡ vướng mắc vừa kích cầu thi đua “con gà tức nhau tiếng gáy”.  

Những miền quê hạnh phúc

Chia tay ông Giang, chúng tôi tìm về Đông Sơn, địa phương vừa đón nhận Bằng của Thủ tướng công nhận huyện đạt chuẩn NTM  để nghe cán bộ, người dân chia sẻ NTM mang lại điều gì cho họ.

Xã Đông Khê, huyện Đông Sơn đất đai chật chội khiến việc mở các tuyến đường giao thông liên thôn, nội thôn đạt tiêu chí NTM được dự đoán khó khăn hơn bao giờ hết. Đến lúc này, ông Lê Hữu Hiền, Bí thư kiêm trưởng thôn 3 vẫn ngỡ ngàng trước việc người dân đồng thuận hiến đất làm đường giao thông.

Bí thư Hiền chia sẻ, lúc đầu rất khó khăn. Dù là ở quê nhưng 1m2 đất trong ngõ cũng đáng giá vài triệu đồng, chưa kể các trục đường lớn. Không biết bao nhiêu cuộc họp, bao nhiêu lần các tổ công tác đến hộ dân vận động hiến đất làm đường.

“Bản thân gia đình tôi lúc đó vừa mới xây xong tường rào nhưng nghĩ mình không làm trước thì dân làng sẽ không hưởng ứng. Tôi bàn với vợ con, cuối cùng cũng thông tư tưởng, đập tường rào, lùi vào sâu gần 2m. Thấy gia đình tôi làm, sau một số lần vận động, người dân đã nhất trí nhường đất để mở rộng đường giao thông”, ông Hiền tâm sự.

15-04-03_dem_dem_ben_m_nuoc_che_xnh_nguoi_dn_lng_dong_khe_li_quy_qun_ben_nhu_chuyen_tro_vui_ve
Hàng ngày bên ấm nước chè xanh, người dân làng Đông Khê quây quần bên nhau chuyện trò vui vẻ.

Sau khi thấy trưởng thôn dỡ bỏ tường rào, ông Lê Hữu Hoàn người cùng thôn cũng tự nguyện đập bỏ tường rào, cổng và nhà bếp để “nắn” thẳng, mở rộng con đường. “Lúc đó cũng tiếc của lắm nhưng giờ thấy đường làng rộng thênh thang, có hệ thống thoát nước, đường điện cao áp, có đường hoa, cây cảnh xanh tươi mới thấy NTM thực sự có giá trị. Cứ thế này, tạo được việc làm thường xuyên nữa thì không ai bỏ xứ mà đi”, ông Hoan bày tỏ.

Khi nghe tin quê hương xây dựng NTM, nhiều người con xa quê đã góp sức ủng hộ. Họ góp tiền xây dựng những con đường hoa, những đường điện cao áp thắp sáng đêm đêm mọi người đi lại không phải lo lắng như trước. Thấp thoáng trong ánh sáng hắt ra từ bóng đèn là hàng cây xanh tỏa bóng mát hai bên vệ đường.

Theo thống kê, thôn 3 có 20 gia đình hiến 1,6 nghìn m2 đất để mở rộng đường giao thông. Còn tại thôn 5 có 27 hộ hiến trên 1 nghìn m2 đất làm đường, có hộ hiến đất tới 3 lần.

Bà Đỗ Thị Thơm, trưởng thôn 5 cho rằng, xây dựng NTM đã khiến nhiều lao động chính ở lại quê làm ăn: “Trước đây, trưởng thôn, bí thư đa phần là người già, bọn trẻ lo đi làm ăn kinh tế. Nhưng nay thì chỉ mỗi tôi già nhất, gần 60 tuổi vẫn làm trưởng thôn còn các thôn khác đều 35-40 tuổi. Điều đó cho thấy, miền quê này đã “níu” chân được người trẻ. Nông thôn bây giờ khác gì ở phố nữa đâu”, bà Thơm tâm sự.

Ông Lê Khắc Hiệp, Chủ tịch UBND xã Đông Khê lý giải, sở dĩ người dân đồng thuận trong xây dựng NTM vì họ hiểu họ đang xây dựng cho cuộc sống mình ngày càng tốt đẹp hơn. Bước vào xây dựng NTM, 3 tiêu chí khó khăn nhất là môi trường, giao thông và tổ chức sản xuất thì nay đều đã được giải quyết. Năm 2014, Đông Khê về đích NTM. Chúng tôi phấn đấu đạt chuẩn xã NTM kiểu mẫu vào năm 2020.

Thấy chúng tôi đến nhà, bà Lê Thị Tuyến, thôn 5 xã Đông Khê nghỉ tay pha trà. Mồ hôi nhễ nhại nhưng khuôn mặt người phụ nữ tuổi lục tuần vẫn rạng ngời như người nông dân vừa cày xong thửa ruộng.

Bên bàn trà cùng với chúng tôi, bà Tuyến tâm sự, cả 4 đứa con đều lập nghiệp tận Cần Thơ. Nhà chỉ còn 2 ông bà già, khu vườn rộng 1 nghìn m2. Năm 2016, xã phát động xây dựng vườn mẫu, nhà sạch, gia đình nhiệt liệt hưởng ứng. Nay 70 cây trong vườn đã cho hoa thơm, quả ngọt. Nghĩ đến chuyện lũ cháu về chơi ông bà ra vườn hái quả, vợ chồng thấy phấn chấn hẳn lên.

Ngoài vườn cây, ao cá, lối đi vào nhà được vợ chồng ông bà thiết kế giàn vòm cây leo, mùa nào thức nấy nên lúc nào căn nhà cũng rợp bóng cây xanh. Bà Tuyến cho biết, khi xây dựng vườn mẫu này, xã hỗ trợ 10 triệu đồng. Hiện có nhiều hộ, dù không được hỗ trợ cũng đang chỉnh trang vườn tược, biến ngôi nhà trở thành chốn bình yên.

Chiều chiều các cụ phụ lão đi tập dưỡng sinh, thanh niên, trung niên đánh bóng chuyền, trẻ em nô đùa. Sáng sáng lại nghe tiếng í ới gọi nhau đi tập thể dục. Điều những người làm công tác thôn xóm phấn khởi nhất là sau bước khởi đầu khó khăn là niềm hạnh phúc của người người, nhà nhà hăng say lao động. Họ hiểu rằng, chủ thể xây dựng NTM là người dân và chính nhân dân là người thụ hưởng thành quả ấy.

Không chỉ Đông Khê (Đông Sơn) mà khi đi qua những làng quê NTM của các huyện Thọ Xuân, Quảng Xương, Yên Định, Vĩnh Lộc…chúng tôi đều cảm nhận được sự thay da đổi thịt của những làng quê một thời gian khó nay đã vươn lên giàu đẹp, đầy sức sống mãnh liệt. Đúng như lời ca, "Thanh Hóa là đây, quê hương trăm mến ngàn thương, càng ngắm càng say, quê hương Thanh Hóa anh hùng!"

Sáng nay (4/10), Tỉnh ủy, UBND tỉnh Thanh Hóa tổ chức Lễ tổng kết 10 năm thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM. Thanh Hóa hiện có 5 huyện và 332 xã đạt chuẩn NTM. Gồm các huyện Yên Định, Quảng Xương, Đông Sơn, Thọ Xuân và Vĩnh Lộc. Dự kiến cuối năm nay, có thêm TP Thanh Hóa cán đích NTM.
Theo Võ Văn Dũng/nongnghiep.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 260

Máy chủ tìm kiếm : 17

Khách viếng thăm : 243


Hôm nayHôm nay : 79803

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1145883

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71373198