07:03 EST Thứ năm, 26/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Thanh Hóa kích cầu bằng xi măng

Chủ nhật - 05/05/2013 23:43
Trong năm 2012, toàn tỉnh Thanh Hóa đã có 116 xã được hỗ trợ xi măng với hơn 51 nghìn tấn.

Bắt tay vào thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM, tỉnh Thanh Hóa xác định xây dựng kết cấu hạ tầng là khâu đột phá trong quá trình xây dựng NTM. Năm 2012, tỉnh đã quyết định hỗ trợ kích cầu bằng xi măng cho 117 xã phấn đấu đạt chuẩn NTM năm 2015.

Theo đó, nguồn vốn được giao là 56 tỷ 700 triệu đồng; 460 triệu đồng/xã. Sau một năm triển khai, tính đến cuối năm 2012, 116 xã đã ký hợp đồng và nhận hỗ trợ xi măng. Số lượng xi măng hỗ trợ bình quân là hơn 440 tấn/xã. Riêng xã Mường Chanh (huyện Mường Lát) được chuyển thành tiền xây dựng trạm y tế xã.

Sau khi nhận được hỗ trợ kích cầu xi măng, các xã đã triển khai thực hiện xây dựng, cải tạo, nâng cấp các công trình hạ tầng nông thôn. Đã xây dựng 362 km đường giao thông nông thôn, 135 km giao thông nội đồng, gần 80 km kênh mương nội đồng, 44 nhà văn hoá thôn, 3 nhà văn hoá xã, 6 trụ sở xã, 17 trường học các cấp, 3 trạm y tế...


Xã Minh Sơn (huyện Triệu Sơn) sử dụng xi măng được hỗ trợ vào làm đường giao thông nông thôn

Cùng với xi măng được hỗ trợ, các địa phương đã huy động nhân dân đóng góp và các nguồn vốn hợp pháp khác được 466 tỷ đồng, gấp 8,2 lần vốn hỗ trợ. Nhiều địa phương có cách làm tốt như xã Xuân Giang (Thọ Xuân) huy động gấp 7 lần. Nhiều xã của các huyện như: Nông Cống, Yên Định, Nga Sơn, Quảng Xương, Tĩnh Gia... huy động được từ 4 - 5 lần.

Riêng huyện Thạch Thành, ngoài việc được tỉnh hỗ trợ 460 triệu đồng, ngân sách huyện hỗ trợ thêm mỗi xã điểm của huyện 500 triệu đồng; huy động nhân dân đóng góp xây dựng đường giao thông và các công trình khác trị giá 8 lần nguồn hỗ trợ trên.

Một số địa phương cũng đã chia sẻ việc sử dụng nguồn xi măng hỗ trợ vào xây dựng làm mới, sửa chữa các công trình. Đại diện xã Hoằng Đạt (huyện Hoằng Hoá) cho biết việc hỗ trợ bằng xi măng hiệu quả hơn so với hỗ trợ tiền. Đến nay xã đã hoàn thành được 7 km đường giao thông nông thôn, hàng chục km kênh mương nội đồng…, hoàn thành 10 tiêu chí. Xã phấn đấu cán đích xây dựng NTM vào năm 2015.

Ông Hà Văn Đốc, Chủ tịch UBND xã Hà Lĩnh (huyện Hà Trung), cho biết: Hà Lĩnh là xã miền núi của huyện Hà Trung. Cùng với nội lực, xã được thụ hưởng nhiều chương trình kích cầu của Trung ương, tỉnh, huyện; trong đó có chương trình hỗ trợ xi măng.

 Chương trình này như loại “men” kích thích để xã phát động nhân dân các thôn, làng đóng góp xây dựng một cách dễ dàng. Cùng với các công trình dân sinh, xã đã sử dụng xi măng vào xây dựng được 32 km đường giao thông nông thôn, giao thông nội đồng

Ông Lưu Vũ Lâm, Phó Chủ tịch UBND huyện Yên Định, chia sẻ: Yên Định có 27 xã, 2 thị trấn. Bình quân toàn huyện đạt 12,4 tiêu chí. Xã Quý Lộc đã cán đích, 2 xã Định Tân, Định Tường năm 2013 hoàn thành, năm 2014 có 5 xã hoàn thành xây dựng NTM…

Số lượng được hỗ trợ mặc dù còn ít nhưng hiệu quả mang lại hết sức to lớn, có sức lan tỏa. 85% số xi măng hỗ trợ được các xã trong huyện đầu tư cho các công trình hỗ trợ sản xuất. Tổng vốn hỗ trợ của Nhà nước là 15,7%. Còn lại gần 80% vốn là các chương trình lồng ghép của huyện, xã và phần lớn huy động nhân dân đóng góp.

Năm 2013, huyện Yên Định chủ động ký hợp đồng với Côty CP Xi măng Bỉm Sơn để các địa phương có kế hoạch chủ động xây dựng các công trình, nhất là kênh mương nội đồng chỉ có thể làm vào mùa khô, không nên trông chờ sự phân bổ của tỉnh.

Ông Nguyễn Đức Quyền, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa, lưu ý các địa phương sử dụng xi măng phải đúng mục đích, đối tượng; không sử dụng xi măng hỗ trợ vào xây dựng công sở, khu trung tâm văn hóa xã… mà ưu tiên hoàn thành các công trình giao thông nông thôn, giao thông, kênh mương nội đồng.

Đánh giá qua một năm triển khai thực hiện chương trình hỗ trợ xi măng, đại diện các địa phương đều khẳng định đây là một chủ trương đúng đắn, mang tính sáng tạo, hợp lòng dân của tỉnh, cần được tiếp tục triển khai trong năm 2013 tới các địa phương.

Bên cạnh hiệu quả thiết thực, việc triển khai chương trình còn tồn tại một số bất cập cần khắc phục. Đó là việc tiến độ ký kết hợp đồng, giao nhận xi măng và triển khai thực hiện còn chậm, một số xã còn lúng túng. Đến hết 2012, việc giao nhận xi măng mới đạt 80%. Tính đến hết tháng 3/2013, vẫn còn 2 xã chưa nhận hết xi măng là xã Minh Nghĩa (huyện Nông Cống), xã Thiệu Dương (huyện Thiệu Hoá).

Nhu cầu xi măng cần hỗ trợ của Thanh Hóa trong năm 2013 là rất lớn, khoảng 117 nghìn tấn. Tuy nhiên, nguồn lực và khả năng cân đối vốn còn thấp. Tỉnh dành 19 tỷ 360 triệu đồng (bình quân mỗi xã 242 triệu đồng) hỗ trợ xi măng cho 80/117 xã phấn đấu đến năm 2015 đạt chuẩn NTM.

Vì vậy, các xã phải chủ động trong huy động vốn kích cầu trong nhân dân và các nguồn vốn khác; đồng thời sử dụng có hiệu quả nguồn hỗ trợ của Nhà nước.
 

Theo nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 301


Hôm nayHôm nay : 38408

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1151450

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72834159