(PhuongNam.Net.Vn) - Từ lâu rác thải ở nông thôn đang là vấn đề nhức nhối ở nhiều địa phương trong cả nước chứ không riêng gì ở xã Thanh Lĩnh. Song đây cũng là một trong 19 tiêu chí về xây dựng nông thôn mới nên để về đích đúng lộ trình theo kế hoạch của huyện Thanh Chương (Nghệ An), xã Thanh Lĩnh đã tích cực xây dựng bãi rác thải của xã và hố xử lý rác thải tại gia.
Sự ra đời và đi vào hoạt động có hiệu quả của các lò đốt rác đã thay đổi được tư duy, ý thức của người dân trong việc gìn giữ vệ sinh môi trường sống, bảo đảm sức khỏe cho gia đình, cộng đồng
Thói quen vứt các chai lọ, bao bì bừa bãi của người dân cũng đáng báo động, lượng rác thải sinh hoạt tại xã Thanh Lĩnh ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, lượng rác thải ra lại do các gia đình tự xử lý. Người thì quăng rác xuống sông, người để rác quanh nhà,… rất ít hộ đào hố chôn rác nên tình trạng ô nhiễm không khí, nước ngầm làm ảnh hưởng đời sống của nhân dân trong khu vực.Đứng trước thực trạng đó, được hỗ trợ kinh phí thực hiện môi trường của huyện lãnh đạo xã Thanh Lĩnh đã tổ chức tuyên truyền, vận động để nâng cao ý thức người dân. Hình thức tuyên truyền phong phú: treo băng rôn, pano, áp phích trên đường; tuyên truyền lồng ghép trong các cuộc hội nghị; phát qua hệ thống phát thanh. Cùng với tuyên truyền xã cũng chỉ đạo tổ vệ sinh môi trường các xóm kiểm tra rà soát các hành vi gây ô nhiễm môi trường trong đơn vị mình quản lý. Đưa tiêu chí này vào bình xét gia đình văn hóa, xóm văn hóa. Các xóm tổ chức họp dân để rà soát số lượng cũng như vận động nhân dân tham gia xây dựng hố rác tại gia. Nhờ những hoạt động phong phú đó, nhận thức của người dân được nâng lên. Do đó họ tích cực tham gia, hưởng ứng.Với tổng nguồn vốn được hỗ trợ 320 triệu đồng xã đã tiến hành xây dựng bãi rác thải vùng cây lội thôn Đồng với kinh phí 250 triệu đồng, 70 triệu đồng còn lại dùng để xây hố xử lí rác thải tại gia đình. Xã đã phát động nhân dân xây dựng lò đốt rác tại nhà, đến nay trên địa bàn xã đã có 559 lò, trong đó đã đưa vào sử dụng theo đúng thiết kế 503 lò.Sau đó hướng dẫn bà con cách sử dụng lò đốt, Khi rác thải được đổ vào lò, do có sự ngăn cách với mặt đáy bằng vỉ sắt nên đây được xem là hình thức phơi rác. Sau khi lượng rác thải được đổ đầy, phơi khô trong lò, người dân chỉ cần châm lửa bên dưới là rác sẽ được xử lý. Với mô hình này, tình hình ô nhiễm môi trường, nguồn nước, cảnh quan sinh thái sẽ được hạn chế rất nhiều.Sự ra đời và đi vào hoạt động có hiệu quả của các lò đốt rác đã thay đổi được tư duy, ý thức của người dân trong việc gìn giữ vệ sinh môi trường sống, bảo đảm sức khỏe cho gia đình, cộng đồng. Cùng với đó xã Thanh Lĩnh đa phát động toàn dân làm vệ sinh đường làng ngõ xóm 3 đợt và thành lập 3 tổ vệ sinh môi trường.Trong thời gian tới xã tiếp tục xây dựng các hạng mục còn lại của bãi chứa rác ở thôn Đồng và tiến hành xây dựng thêm nhiều lò đốt rác tại gia để đưa lại môi trường xanh – sạch - đẹp.Bảo vệ môi trường là một trong những tiêu chí quan trọng khi phát động xây dựng nông thôn mới, là nền tảng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế phát triển bền vững và lợi ích của việc xây dựng lò đố rác tại gia đã rõ. Song nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường của huyện có hạn trong khi đời sống của nhân dân Thanh Lĩnh còn nhiều khó khăn. Do đó, việc bảo vệ môi trường rất cần sự quan tâm vào cuộc của toàn xã hội để trả lại môi trường sạch, đẹp cho vùng quê yên bình. Nguyễn Quang Mợi
Theo: phuongnam.net.vn