02:29 EST Thứ bảy, 16/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Thành công từ xây dựng chuỗi liên kết ở Pró

Thứ sáu - 18/10/2019 22:16
Xã Pró (Đơn Dương - Lâm Đồng) chọn HTX Sơn Uyên làm điểm xây dựng các mô hình sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị sản phẩm các loại rau VietGAP trên địa bàn.

Sau thành công năm đầu, Sơn Uyên tiếp tục được hỗ trợ để mở rộng quy mô chuyển đổi thêm nhiều giống rau mới có lợi thế cạnh tranh, đạt giá trị kinh tế cao trên thị trường.

tr11t.JPG
Mỗi ngày HTX Sơn Uyên thu mua, phân loại và đóng gói tiêu thụ 3 tấn rau các loại của nông hộ liên kết ở Đơn Dương.

Lợi nhuận 30 triệu đồng/1.000m2/4 tháng

Tham quan vườn bí non nhà kính công nghệ cao của anh Quách Đại ở thôn Nghĩa Hiệp (xã Ka Đô, huyện Đơn Dương) và được biết đây là lứa rau bí non đầu tiên của gia đình tiếp nối từ lứa dưa leo baby trước đó. Với thời gian khoảng 120 ngày từ khi xuống giống trồng bí non đến khi bước vào thu hoạch, ước năng suất đạt 1.000kg/1.000m2.

“Trong một tuần nữa, chúng tôi tiếp tục thu hoạch bí non trên 4.000m2 nhà kính bên cạnh, năng suất ước đạt 1.000kg trở lên/1.000m2 - tương đương năng suất nhà kính bên này. Trồng theo hình thức liên kết với HTX Sơn Uyên ở xã Pró nên không lo đầu ra và biết trước được lợi nhuận trên diện tích đất sản xuất của mình…”, anh Đại nói.

Tìm hiểu được biết, vườn bí non của anh Đại liên kết với HTX Sơn Uyên theo hợp đồng cả năm 2019, thuộc hộ gia đình thành viên ở bên ngoài xã Pró. Trước đây một năm, HTX Sơn Uyên triển khai sản xuất liên kết trồng bí non với 10 nông hộ trên địa bàn xã Pró, tổng nguồn vốn 100 triệu đồng hỗ trợ từ chương trình chuyển đổi giống cây trồng của tỉnh Lâm Đồng. Thành công từ chuỗi liên kết này, HTX Sơn Uyên dần nhân rộng mô hình ra các địa bàn sản xuất nông nghiệp lân cận.

Anh Trần Thiện Tiến, Phó chủ tịch UBND xã Pró, cho biết thêm,  HTX Sơn Uyên là đơn vị kinh tế hợp tác được chọn duy nhất trên địa bàn xã Pró liên kết với 10 hộ nông dân trồng bí non trên diện tích chuyển đổi từ cây cà chua, rau màu hiệu quả kinh tế thấp, mỗi hộ đưa vào canh tác 2.000m2. Đây là Dự án xây dựng chuỗi liên kết được UBND tỉnh Lâm Đồng phê duyệt, chủ đầu tư là UBND xã  Pró; chủ Dự án là HTX Sơn Uyên.

Dưới sự tổ chức trực tiếp của UBND xã Pró, hợp đồng HTX Sơn Uyên thực hiện với các bước tổ chức tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật, cung cấp cho 10 nông hộ đầy đủ nguồn giống bí non chất lượng cao từ Nhật Bản tương ứng với diện tích đất sản xuất, bao tiêu sản phẩm thu hoạch theo giá thành cao hơn giá thị trường từ 10% trở lên. Nông hộ liên kết có diện tích đất đưa vào sản xuất, thụ hưởng lợi nhuận và cùng nhau chia sẻ kỹ thuật chăm sóc đạt năng suất và chất lượng cao nhất.

tr11ta.JPG

Vườn bí non của anh Đại liên kết với HTX Sơn Uyên.

Kết quả năm thứ nhất xây dựng chuỗi liên kết ở HTX Sơn Uyên trồng giống bí non mới, nông hộ liên kết thu lợi nhuận bình quân 30 triệu đồng/1.000m2/4 tháng, tăng thêm 5 triệu đồng trở lên so với trồng cà chua và rau màu trên cùng diện tích và cùng thời gian canh tác trước đó.  

Phát triển 60ha liên kết

“Đến nay, diện tích trồng bí non liên kết với HTX Sơn Uyên trên địa bàn xã Pró tăng thêm 10%. Đầu tháng 9/2019, UBND xã Pró tiếp tục triển khai Dự án liên kết mới với 20 nông hộ, mỗi nông hộ sản xuất 2.000- 3.000m2 giống bí nụ Nhật Bản, tổng  vốn nhà nước hỗ trợ 200 triệu đồng…”,  anh Tiến thông tin.

Dự kiến 3 tháng tới, diện tích bí nụ của 20 nông hộ liên kết với HTX Sơn Uyên đồng loạt đi vào thu hoạch, thị trường tiêu thụ ổn định theo hợp đồng ấn định giá trước, tăng thêm lợi nhuận 50% so với cây cà chua, rau màu chuyên canh lâu nay.

Để được chọn sản xuất theo chuỗi liên kết mô hình điểm ở xã Pró, HTX Sơn Uyên đã qua 2 năm hoạt động khẳng định uy tín trên thương trường trong nước. Cuối năm 2018, HTX Sơn Uyên được cấp Chứng nhận sử dụng nhãn hiệu độc quyền “Đà Lạt- Kết tinh kỳ diệu từ đất lành” đối với sản phẩm rau VietGAP các loại ở xã Pró và các địa bàn lân cận.

 

Anh Huỳnh Sơn, Giám đốc HTX Sơn Uyên, chia sẻ: “HTX Sơn Uyên đang liên kết 20 nông hộ trong và ngoài thành viên, sản xuất ổn định trên diện tích 50ha, bao tiêu mỗi ngày khoảng 3 tấn rau cung cấp đến hệ thống siêu thị và chợ đầu mối trong cả nước. Năm vừa qua, nông hộ sản xuất liên kết với HTX Sơn Uyên thu lãi từ 700 triệu đồng/ha trở lên. Phấn đấu trong năm 2020, HTX Sơn Uyên mở rộng thêm 10ha sản xuất rau VietGAP theo hợp đồng liên kết với nông hộ trên địa bàn huyện Đơn Dương…”.

Theo Văn Việt/kinhtenongthon.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 506

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 505


Hôm nayHôm nay : 29159

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 643110

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70870425