20:03 EST Thứ tư, 25/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Thành lập Sở giao dịch hàng hóa: Hoàn thiện khung khổ pháp lý

Chủ nhật - 22/04/2018 21:24
Mô hình Sở giao dịch hàng hóa tại Việt Nam đã triển khai được 8 năm. Tuy nhiên, đến nay, cả nước mới có 3 sở giao dịch hàng hóa. Nhằm phát triển mô hình này, Chính phủ vừa ban hành Nghị định 51/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 158/2006/NĐ-CP ngày 28/12/2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại, trong đó sửa đổi, bổ sung điều kiện thành lập.
Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Hiện nay, hàng hóa giao dịch tại các Sở chủ yếu vẫn là các loại nông sản, thép. So với mục tiêu ban đầu, hoạt động của Sở giao dịch hàng hóa chưa mang lại hiệu quả như kỳ vọng, nhất là vai trò kết nối cung- cầu; số lượng nhà đầu tư tham gia ít, tính thanh khoản chưa cao. Đặc biệt, Việt Nam là nước có kim ngạch xuất khẩu nông sản lớn nhưng các doanh nghiệp và tổ chức cũng không mặn mà đầu tư phát triển Sở giao dịch hàng hóa để tạo nên phương thức giao dịch mới phù hợp với xu thế phát triển của nền kinh tế thời kỳ hội nhập. 

Nguyên nhân chính của tình trạng trên do đây là mô hình giao dịch mới, khung pháp lý cho hoạt động này còn thiếu, điều kiện tham gia của nhà đầu tư chưa rõ ràng; những hoạt động bổ trợ như công nghệ, nhân lực hạn chế. 

Để khắc phục tình trạng này, Nghị định 51 vừa được Chính phủ ban hành đã quy định rõ hơn điều kiện thành lập Sở giao dịch hàng hóa. Cụ thể, vốn điều lệ từ 150 tỷ đồng trở lên; có hệ thống công nghệ thông tin đáp ứng các yêu cầu về giải pháp công nghệ và kỹ thuật trong hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa. Trong đó, hệ thống máy chủ hoạt động ổn định và có tối thiểu một máy chủ dự phòng luôn ở trạng thái sẵn sàng trong trường hợp hệ thống chính xảy ra sự cố; hệ thống máy chủ đảm bảo sao lưu dữ liệu của các ứng dụng nghiệp vụ, dữ liệu giao dịch, khôi phục thông tin dữ liệu trong trường hợp phát sinh sự cố; phần mềm ứng dụng phải thực hiện các yêu cầu về quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật; hệ thống phần mềm phải có chức năng nhật ký thao tác để lưu vết mọi giao dịch hàng hóa, thanh toán, giao nhận trong quy trình nghiệp vụ tối thiểu trong thời gian 5 năm; hệ thống công nghệ thông tin đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật về an toàn thông tin mạng... 

Nhà đầu tư nước ngoài có quyền góp vốn thành lập Sở giao dịch hàng hóa tại Việt Nam, mua cổ phần, phần vốn góp với tỷ lệ không quá 49% vốn điều lệ. Bên cạnh đó, nhà đầu tư nước ngoài được phép tham gia hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa với tư cách khách hàng hoặc tham gia làm thành viên (thành viên môi giới, thành viên kinh doanh) với tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ không hạn chế.

Thủ tục góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài thực hiện theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư và các quy định pháp luật khác có liên quan. 

 

 


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 207

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 205


Hôm nayHôm nay : 53782

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1123970

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72806679