02:29 EST Thứ bảy, 16/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Thảo dược- "Kho báu triệu đô" bị lãng quên của người Việt

Thứ bảy - 19/08/2017 10:48
Thiên nhiên ưu đãi đã ban tặng cho Việt Nam tới hơn 5.000 loài thảo dược quý. Nhưng tiếc thay người Việt lại chưa biết biến ‘món quà từ thiên đường’ thành vàng, thành những hàng hóa có giá trị cao, dễ sử dụng rộng rãi.

thao duoc- 'kho bau trieu do' bi lang quen cua nguoi viet hinh anh 1

Công nhân đang chăm sóc vườn rau má của trang trại TH ở Nghĩa Đàn, Nghệ An.

Người Việt đang bỏ lỡ hàng trăm triệu USD mỗi năm

Tại Hội nghị toàn quốc của Chính phủ về phát triển dược liệu Việt Nam tổ chức tháng 4.2017, Viện Dược liệu cho biết: tính đến 2017, đã ghi nhận 5.117 loài thực vật và nấm, 408 loài động vật và 75 loại khoáng vật có công dụng làm thuốc ở Việt Nam. Trong số đó, có khoảng 70 loài có tiềm năng khai thác với tổng trữ lượng khoảng 18.000 tấn/năm như diếp cá (5.000 tấn), cẩu tích (1.500 tấn), lạc tiên (1.500 tấn), rau đắng đất (1.500 tấn)...

Trên rất nhiều phương tiện truyền thông đại chúng cũng đưa tin các loại cây dại bờ rào Việt Nam thành ‘thần dược’ đắt giá được cả thế giới săn lùng. Chẳng hạn như quả gấc được người Mỹ gọi là ‘loại quả đến từ thiên đường’, cây lạc tiên được người Nhật, người Mỹ vô cùng ưa chuộng và săn lùng ráo riết bởi công dụng chữa chứng bệnh mất ngủ và an thần tuyệt vời từ loại cây “thần dược” này.

Thế nhưng có một thực tế đáng buồn là người Việt cạo trọc cả rừng thuốc quý để bán thô với giá rẻ mạt, và bỏ quên những món quà từ thiên đường trên bờ rào, bờ ao nhà mình.

Và có một thực tế rằng, Việt Nam chưa biến được các sản phẩm từ dược liệu quý thành hàng hóa có giá trị cao và để sử dụng rộng rãi. Vấn đề nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất, chế biến dược liệu còn manh mún, chưa bắt kịp với nhiều nước trong khu vực cũng như còn nhỏ lẻ, chưa bảo đảm sản xuất hàng hóa, đáp ứng nhu cầu to lớn của thị trường 100 triệu dân và xuất khẩu.

Chính vì thế, dù có một “kho báu” các thảo dược quý nhưng người Việt vẫn chi hàng trăm triệu USD mỗi năm để nhập nguyên liệu thảo dược từ nước ngoài về.  Và  loại quả đến từ thiên đường như gấc hay cây lạc tiên… vẫn chỉ là những tiềm năng còn ngủ quên ở ngoài hàng rào của khu vườn dược liệu Việt.

 thao duoc- 'kho bau trieu do' bi lang quen cua nguoi viet hinh anh 2

Gấc được Tập đoàn TH trồng ở Nghĩa Đàn, Nghệ An.

Tìm chìa khóa mở cửa ‘kho báu’ thảo dược Việt

Trong khi nước ngoài nhòm ngó ‘kho báu’ thảo dược Việt, tìm mọi cách mua sỉ nguyên liệu, bán lẻ thành phẩm với giá trên trời thì có những doanh nhân tâm huyết, trăn trở tìm cách để ‘mở cửa’ kho báu thảo dược Việt.

Cách đây 3 năm, bà Thái Hương, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn TH từng chia sẻ những trăn trở: “Việt Nam đã từng là vựa thảo dược quý, nhưng bây giờ cả cây cả rễ đã sang Trung Quốc hết và chúng ta lại trở thành thị trường tiêu thụ dược liệu phế thải của họ. Sau sữa, chúng tôi sẽ đầu tư sang dược liệu, sẽ bảo tồn, phát triển và lưu giữ những nguồn gene thảo dược sạch, quý hiếm ở nhiều vùng trong cả nước”.

Và bà Thái Hương đã ấp ủ dự án làm kinh tế dưới tán rừng bằng cách ứng dụng công nghệ cao (khoa học kỹ thuật và khoa học quản trị) vào trồng, canh tác, thu hoạch và sơ chế các cây dược liệu dưới tán rừng và vùng đệm mang lại hiệu quả vượt trội về năng suất trên một đơn vị canh tác và mang lại các sản phẩm thảo dược chất lượng hàng đầu. Bên cạnh đó là hái lượm tự nhiên những loài thảo dược bản địa bằng cách sử dụng lao động địa phương không chỉ giúp bảo tồn và khai thác bền vững rừng đầu nguồn là nơi giữ nguồn nước và sự đa dạng sinh học mà còn giúp thúc đẩy nền kinh tế địa phương, xóa đói giảm nghèo bền vững tiến tới làm giàu cho người dân trong vùng.

Hiện thực hóa tầm nhìn và định hướng của bà Thái Hương, dòng nước uống thảo dược hoàn toàn từ thiên nhiên, có lợi cho sức khỏe - TH true Herbal đã ra đời như thế. Từ các trang trại dược liệu của Tập đoàn TH, các loại cây gấc, rau má, lạc tiên… được trồng theo tiêu chuẩn organic (hữu cơ) Mỹ và Châu Âu (được chứng nhận từ năm 2015) và có thể nói TH true Herbal tiên phong đặt nền móng cho các loại thức uống được sản xuất từ nguyên liệu hữu cơ tiêu chuẩn quốc tế này.

 thao duoc- 'kho bau trieu do' bi lang quen cua nguoi viet hinh anh 3

Vườn lạc tiên đẹp như tranh vẽ của TH ở Nghĩa Đàn, Nghệ An.

gày 20.8, TH true Herbal sẽ chính thức ra mắt người tiêu dùng Việt với 3 sản phẩm hoàn toàn mới trên thị trường. Những hé lộ đầu tiên cho biết, đây là những đồ uống thảo dược, được sản xuất từ trái gấc, lạc tiên và rau má theo những công thức riêng chăm sóc sức khỏe chuyên biệt.

Chúng ta hoàn toàn tin tưởng rằng, dựa trên nguồn thảo dược quý và phương thức sử dụng có lịch sử hàng ngàn năm, TH true Herbal chắc chắn sẽ viết tiếp câu chuyện về truyền thống khỏe mạnh và hạnh phúc bằng thức uống thảo dược giữ trọn tinh túy thiên nhiên, giúp tăng cường sức khỏe.

 thao duoc- 'kho bau trieu do' bi lang quen cua nguoi viet hinh anh 4

Ngày 20.8.2017, tập đoàn TH ra mắt 3 sản phẩm TH true Herbal.

Từng có kinh nghiệm biến sỏi đá thành những cánh đồng trù phú nhất Việt Nam với dự án chăn nuôi bò sữa TH, bà Thái Hương tiếp tục được kì vọng sẽ thổi ‘sức sống mới’ cho thị trường nước uống thảo dược vì sức khỏe cộng đồng. Từ đó góp sức bảo tồn những loài thảo dược quý của Việt Nam, biến chúng thành thương phẩm, thành ‘vàng’ cho người Việt.

Theo: Huyền Vũ/danviet.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 484

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 483


Hôm nayHôm nay : 29128

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 643079

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70870394