08:02 EST Thứ bảy, 11/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

“Tháo xích” cho nông sản

Thứ hai - 21/05/2018 22:55
Theo đánh giá của các chuyên gia, Việt Nam là một nước có lợi thế rất lớn về nông nghiệp. Đáng ra, chúng ta phải chiếm lĩnh được các thị trường, đưa nông sản trở thành mũi nhọn thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.
Nông dân Quảng Ngãi chuyển sang trồng thí điểm dưa hấu sạch không hạt (dưa hấu mặt trời). Ảnh: NGUYỄN TRANG

Nông dân Quảng Ngãi chuyển sang trồng thí điểm dưa hấu sạch không hạt (dưa hấu mặt trời). Ảnh: NGUYỄN TRANG

Song, nhìn lại những năm qua, nông sản Việt vẫn chưa thể “tháo xích” để chen chân vào các thị trường vĩ mô. Mới đây, tại Quảng Nam, Quảng Ngãi rồi Đăk Lăk… tiếp tục khơi dậy điệp khúc “giải cứu” nông sản…
Bám sát các dự báo về nhu cầu thị trường
Mới đây, sự kiện hàng ngàn tấn dưa hấu ở 2 tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi mất giá, không tiêu thụ được, phải kêu gọi “giải cứu”, đã đặt ra câu hỏi về trách nhiệm của ngành nông nghiệp và các bên liên quan trong vấn đề quy hoạch, tìm kiếm thị trường; đặc biệt là đề ra giải pháp căn cơ cho bài toán “được mùa mất giá”. Câu chuyện không mới nhưng lặp lại nhiều năm nay.
Tại huyện Phú Ninh (tỉnh Quảng Nam), vụ rồi nông dân trồng trên 490ha dưa hấu (400ha được quy hoạch, 90ha tự phát). Sau khi thu hoạch, giá dưa đang từ 6.000đồng/kg rớt xuống còn 1.000 đồng/kg. Hàng ngàn hộ dân Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định phải đối diện với “canh bạc” nông sản này. 
Tại Hội nghị Kết nối tiêu thụ dưa hấu và một số nông sản có thế mạnh tại Quảng Ngãi, diễn ra hồi tháng 4-2018, theo phân tích của các nhà chuyên môn ngành nông nghiệp: Việc trồng dưa hấu tự phát tiềm ẩn rủi ro bởi phần lớn dưa hấu tại Việt Nam đều xuất khẩu qua đường tiểu ngạch vào thị trường Trung Quốc. Các chuyên gia đối chiếu theo lịch thời vụ thấy rằng, ở Quảng Nam, Quảng Ngãi vụ dưa vừa rồi trùng với vụ dưa ở Trung Quốc. Trong khi đó, tại Bình Định, Phú Yên thì thu hoạch sớm hơn nên giá ổn định, có thời điểm giá dưa lên 8.000 đồng/kg. 
Phía Trung Quốc đưa ra lời khuyên, Việt Nam cần xây dựng thương hiệu riêng cho thị trường Trung Quốc đối với các loại hoa quả của Việt Nam. Đặc biệt, cần tăng cường áp dụng mô hình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP và Global GAP nhằm đáp ứng yêu cầu kiểm nghiệm, kiểm dịch ngày càng nghiêm ngặt của Trung Quốc…
Theo Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (IPSARD), trong ngắn hạn để tránh rủi ro, chúng ta cần bám sát các dự báo về nhu cầu thị trường thế giới để điều chỉnh nguồn cung sản phẩm cho phù hợp. Đặc biệt, nông sản cũng cần chú ý nhiều hơn đến thị trường nội địa, để tăng cường sản xuất nông sản chất lượng.
Bà Nguyễn Thị Anh Thư, Bí thư Huyện ủy Bình Sơn (huyện trồng dưa trọng điểm tại Quảng Ngãi), nhìn nhận: “Bên cạnh yếu tố thị trường, việc trồng dưa hấu rất khó khăn, luôn chịu thiệt hại bởi thời tiết, hạn hán, mưa bão... Bởi vậy, các ngành công thương và nông nghiệp cần có những thông tin kịp thời về thời vụ, để nắm bắt thị trường giúp người dân chủ động vào vụ”.
TS. Nguyễn Văn Lâm, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu kinh tế - xã hội tỉnh Bình Định, đề xuất: “Nông dân phải tỉnh táo và là người sản xuất thông minh hơn. Muốn thế, chúng ta phải tự liên kết lại với nhau để tạo dựng mối liên hệ bền vững. Đó là mối liên kết giữa nông dân với nông dân, nông dân với thị trường và Nhà nước hỗ trợ tăng cường khâu dịch vụ logistics. Đặc biệt là cần đẩy mạnh vai trò của hệ thống khuyến nông, mô hình hợp tác xã kiểu mới đặc thù”.
Rút ngắn khoảng cách nông dân - người tiêu dùng
Viện IPSARD đề nghị, chúng ta cần phải tiếp cận các tập đoàn đa quốc gia, chuỗi siêu thị lớn, hệ thống bán lẻ. Đặc biệt chú trọng tuyên truyền thông tin về các rào cản kỹ thuật và điều khoản có lợi cho Việt Nam trong các hiệp định đã ký kết; xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm đã thâm nhập vào các thị trường lớn, đồng thời phát triển thêm thị trường nội địa.
Ông Nguyễn Trọng Tùng, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Phú Yên, cho biết: Hiện địa phương đang gặp khó khăn vì thiếu các doanh nghiệp chế biến nên không thể tự tạo ra thị trường. Nghị định 57/2018/NĐ-CP của Chính phủ đặt ra 2 vấn đề lớn: Thứ nhất, là làm sao để có những chính sách thu hút các doanh nghiệp chế biến đầu tư. “Việc này, chúng tôi đã chỉ đạo cho Chi cục PTNT nghiên cứu để tham mưu, đề xuất cho UBND tỉnh có những chính sách cụ thể hơn.
Thứ hai, làm sao “cởi trói” được vấn đề sản xuất theo cánh đồng lớn. Cái này liên quan đến vấn đề dồn điền, đổi thửa. Vừa rồi, UBND tỉnh Phú Yên cũng đã có văn bản giao cho Sở TN-MT thành lập đề án; chỉ đạo Sở NN-PTNT xây dựng các chính sách để dồn điền, đổi thửa. Nếu làm được thì nó sẽ ứng dụng được cơ giới hóa, xây dựng được hàng hóa lớn, khi đó sẽ rộng cửa cho các doanh nghiệp chế biến vào đầu tư. Việc còn lại, chúng tôi sẽ nỗ lực để làm sao sản xuất theo hướng hữu cơ theo VietGAP, nâng cao chất lượng nông sản”, ông Nguyễn Trọng Tùng khẳng định.
 Trong khi đó, theo ông Lê Muộn, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Nam, với những sản phẩm chiến lược thì phải thực hiện liên kết theo chuỗi giá trị. Nghĩa là có bàn tay của doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp lớn ký hợp đồng, thu mua sản phẩm xuất khẩu theo chính ngạch để giảm rủi ro, kích cầu cho giá trị nông sản sau thu hoạch.
TS. Nguyễn Văn Lâm nhận định: Một điều bất cập là trong khi ngoài đồng nông dân trồng dưa hấu kêu trời vì giá rớt thảm hại, nhưng cách đó không xa, tại các trung tâm chợ, siêu thị… người tiêu dùng trong nước lại phải mua qua các đầu nậu, thương lái với giá trên trời, thậm chí không có để mua. Khoảng cách giữa nông dân và người tiêu dùng rất lớn.
Ví dụ từ 1 trái dưa rớt giá bán 1.000 đồng/kg nhưng đến tay người tiêu dùng, giá đã “đội” lên đến 10.000 - 15.000 đồng/kg. “Làm sao để sơ chế, bảo quản, vận chuyển hoặc hình thành các chợ đầu mối…, giảm bớt chi phí từ sau thu hoạch đến người tiêu dùng cho nông dân. Trước nay chúng ta vẫn chưa thực sự quan tâm đến khâu này”, ông Nguyễn Văn Lâm nói.

NGỌC OAI - NGỌC PHÚC - NGUYỄN TRANG
http://www.sggp.org.vn/


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 280

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 279


Hôm nayHôm nay : 54005

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 426832

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73473803