Thực tế cho thấy, mô hình thâm canh nhãn theo hướng VietGAP đang là hướng đi đúng đắn, góp phần giúp hàng trăm hộ nông dân Hưng Yên tăng thêm thu nhập.
Những năm gần đây, Trung tâm Khuyến nông Hưng Yên đã phối hợp với các địa phương trên địa bàn thực hiện thành công nhiều mô hình thâm canh nhãn theo hướng VietGAP. Mục đích của các mô hình này là hỗ trợ phát triển, mở rộng diện tích trồng “nhãn sạch” theo tiêu chuẩn Vietgap; từ đó tạo ra các sản phẩm có tiêu chuẩn chất lượng đảm bảo an toàn thực phẩm, đáp ứng yêu cầu thị trường, góp phần bảo vệ sức khỏe cho người sản xuất và người tiêu dùng.
Tính đến vụ nhãn năm nay, tổng diện tích tham gia các mô hình này đã đạt khoảng trên 130ha nhãn các loại, tập trung chủ yếu ở các xã Nhật Tân (huyện Tiên Lữ), Vĩnh Xá (huyện Kim Động), Hàm Tử, Bình Kiều (huyện Khoái Châu), Minh Tân (huyện Phù Cừ) và Hồng Nam (thành phố Hưng Yên).
Hiện, các mô hình đã bắt đầu bước vào vụ thu hoạch quả; sản lượng ước đạt 1.800 tấn, thời vụ thu hoạch sẽ kéo dài tới đầu tháng 10. Theo thống kê sơ bộ tại các mô hình thâm canh nhãn theo hướng VietGAP cho thấy: Năng suất trung bình đạt khoảng 14 tấn quả/ha, cao hơn các vườn nhãn chăm sóc theo cách truyền thống (ngoài mô hình) từ 4 - 6 tấn/ha. Với giá thu mua bình quân khoảng trên 40.000 đồng/kg, mô hình này đã và đang giúp nhiều hộ dân có thêm khoảng thu nhập không hề nhỏ.
Ông Nguyễn Văn Đạt, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Khoái Châu (Hưng Yên) cho biết, mô hình thâm canh nhãn theo hướng VietGAP do Trung tâm Khuyến nông tỉnh Hưng Yên triển khai là cơ sở để bà con nông dân thực hiện sản xuất nhãn an toàn. Các hộ tham gia mô hình đã được tập huấn kỹ thuật canh tác, kỹ thuật trồng nhãn theo quy trình VietGap. Cán bộ khuyến nông các cấp cũng thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn nông dân chăm sóc, phòng trừ dịch hại cho nhãn theo quy trình VietGap gắn với các yêu cầu về điều kiện sản phẩm an toàn; khuyến cáo danh mục thuốc bảo vệ thực vật sử dụng trong vùng sản xuất nhãn... Do đó, nông dân trong huyện đều tự giác chấp hành tốt các quy định sản xuất nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị kinh tế của quả nhãn.
Đến nay, trong quá trình triển khai xây dựng mô hình, Trung tâm Khuyến nông Hưng Yên còn kết hợp xúc tiến thành lập mới được 3 HTX và 7 tổ hợp tác sản xuất cây ăn quả VietGAP, trong đó trọng tâm là cây nhãn. Nhờ vậy đã giúp các nhà vườn sản xuất kinh doanh hiệu quả hơn. Đặc biệt, các loại nhãn quả sản xuất trong mô hình thâm canh nhãn theo hướng VietGAP đều đã được Trung tâm Chất lượng Nông, lâm thủy sản vùng I Hải Phòng cấp chứng nhận đạt yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Thực tế triển khai mô hình thâm canh nhãn theo hướng VietGAP ở Hưng Yên thời gian qua cho thấy, một trong những thành công lớn nhất của Trung tâm Khuyến nông tỉnh Hưng Yên khi thực hiện mô hình này đó là đã từng bước thay đổi tư duy, thói quen sản xuất của người nông dân. Bởi tham gia mô hình, người trồng nhãn phải nghiêm túc thực hiện các quy định sản xuất nhãn sạch theo quy trình VietGap khép kín từ khâu lựa chọn cây giống, chăm sóc đến khi thu hoạch...
Tuy nhiên, để mô hình này thực sự có tính ổn định, ngành nông nghiệp Hưng Yên cần phối hợp cùng các địa phương thực hiện tốt công tác quản lý cây giống, chuyển giao kỹ thuật chăm sóc cây nhãn và quy hoạch vùng phát triển các giống nhãn VietGAP; tránh việc phát triển tự phát sẽ ảnh hưởng đến chất lượng, giá trị quả nhãn trên thị trường.
Tiếp tục nhân rộng mô hình thâm canh nhãn theo hướng VietGap sẽ là “lời giải” đối với ngành nông nghiệp và người nông dân Hưng Yên trong việc phát triển cây nhãn hiệu quả, bền vững.
Ninh Bình: Cẩn trọng khi tái đàn lợn trong thời điểm dịch bệnh
Đến ngày 5/8, Ninh Bình đã có 14 xã, phường công bố hết dịch tả lợn châu Phi, đặc biệt, gần đây giá lợn hơi có xu hướng tăng, do vậy, nhiều hộ chăn nuôi đang có ý định tái đàn. Tuy nhiên, ngành chuyên môn khuyến cáo, bà con cần cẩn trọng, không ồ ạt tái đàn sau dịch.Giá đã tăng trở lại.
Dịch tả lợn châu Phi trong vòng hơn 5 tháng qua đã ảnh hưởng lớn tới ngành chăn nuôi tỉnh ta. Tính đến nay, dịch bệnh đã xảy ra tại 1.000 thôn, xóm của 139 xã, phường, thị trấn của tất cả 8 huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh với số lượng lợn phải tiêu hủy là trên 84,8 nghìn con, tương đương với trọng lượng khoảng 4,85 nghìn tấn. Điều này đã khiến cho sản lượng thịt hơi 6 tháng đầu năm giảm mạnh, chỉ bằng 86,5% so với cùng kỳ năm 2018.
Mong muốn tái đàn là tâm lý chung của nhiều người chăn nuôi thời điểm này, tuy nhiên trong bối cảnh khi mà trên địa bàn tỉnh vẫn đang có tới 125 xã có dịch tả lợn châu Phi và mới chỉ có 14 xã công bố hết dịch thì đã nên tái đàn hay chưa? Ông Hà Quốc Thịnh, Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y, Sở Nông nghiệp
Theo Thanh Tâm/kinhtenongthon.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn