01:27 EST Thứ sáu, 17/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Thầy giáo nuôi ong lấy mật thu trăm triệu đồng/năm

Thứ sáu - 06/09/2019 01:13
Mô hình nuôi ong lấy mật là nghề truyền thống của bà con dân tộc Hà Giang, các sản phẩm từ ong như mật, sáp, phấn hoa đều có giá trị dược liệu và kinh tế cao. Khai thác lợi thế từ thiên nhiên, nhiều gia đình đã vươn lên làm giàu bằng nghề nuôi ong lấy mật, trong đó phải kể đến mô hình của gia đình anh Phạm Hà Tuyên thôn Tân Sơn (xã Nấm Dẩn, huyện Xín Mần).

Giống như nhiều gia đình khác ở xã Nấm Dẩn, ngoài việc hàng ngày cõng con chữ tới các em vùng dân tộc thiểu số thầy giáo Phạm Hà Tuyên còn phát triển kinh tế bằng việc nuôi ong lấy mật.

Anh Tuyên chia sẻ: Năm 1999, khi mới bước chân từ Tuyên Quang lên vùng đất Xín Mần để theo đuổi ước mơ nghề giáo, với niềm đam mê nghề nuôi oong từ nhỏ nên khi cắm bản anh thấy bà con nơi đây nuôi ong từ rất lâu mà sản lượng lại thấp, cuộc sống vẫn rất khó khăn, trong khi điều kiện tự nhiên và đặc biệt có vùng thảo quả rộng lớn rất thuận lợi cho nghề nuôi ong lấy mật, anh đã ấp ủ làm sao để tận dụng được các lợi thế tự nhiên này để giúp bà con phát triển kinh tế nâng cao đời sống.

Vì vậy, sau một thời gian tính toán anh đã mạnh dạn đầu tư nuôi ong và thành lập cơ sở sản xuất mật ong Tô Thị Vân Anh, liên kết với hộ dân xung quanh cung cấp các sản phẩm mật ong thảo quả và mật ong hoa rừng.

 thay giao nuoi ong lay mat thu tram trieu dong/nam hinh anh 1

Anh Tuyên đang kiểm tra chất lượng đàn ong của gia đình mình.

Anh Tuyên cho biết: “Để phát triển mô hình nuôi ong lấy mật, tôi đã tự đi học hỏi, tìm tòi kỹ thuật chăn nuôi ong tiên tiến nhất. Lúc đầu tôi thực hiện mô hình tổ lỗ vuông, lúc đó bà con ai cũng nghi ngờ, không tin mô hình sẽ thành công nên mình tôi tự làm”.

Bằng sự kiên trì theo đuổi ước mơ, theo năm tháng các tổ ong của gia đình anh luôn cho sản lượng cao hơn nhiều so với những hộ xung quanh áp dụng theo phương pháp cũ. Từ đó, bà con cũng thấy được nuôi ong theo cách mới này rất khoa học mà lại kiểm soát được đàn rồi dần dần cũng làm theo cách của anh.

Hiện cơ sở của anh đang có 120 tổ ong, đặt ở các vùng rừng tập trung nhiều thảo quả, trung bình mỗi năm sản xuất khoảng 600 lít mật ong hoa rừng, 100 lít mật ong thảo quả và liên kết với gần 60 hộ gia đình để sản xuất mật ong thảo quả với sản lượng hơn 1.000 lít mật mỗi năm.

Để mật ong thảo quả đảm bảo chất lượng, đáp ứng nhu cầu thị trường, anh Tuyên đã không ngừng đầu tư trang thiết bị, máy móc và nâng cao kỹ thuật, áp dụng khoa học kỹ thuật vào quy trình sản xuất, đáp ứng với công tác quay mật và đóng gói sản phẩm đúng tiêu chuẩn.

Chia sẻ về kỹ thuật làm sao cho ra được nhưng sản phẩm mật ong chất lượng cao, anh Tuyên cho biết: Việc nuôi ong và quay mật phải luôn tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật. Thường thì vào buổi sáng sớm, nhụy hoa sẽ có những hạt sương đọng lại vì vậy trong mật ong sẽ có một thành phần nước nhất định, nếu để lượng nước quá nhiều sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng mật.

Nhằm khắc phục vấn đề đó, anh Tuyên đầu tư mua máy tách thủy phần, với công suất 2 tiếng tách được 60 lít mật, vì vậy sản phẩm mật ong của cơ sở anh có chất lượng luôn đảm bảo, thuyết phục được người tiêu dùng kể cả ở những thị trường khó tính như Hà Nội, Hồ Chí Minh...

Các sản phẩm mật ong thảo quả và mật ong rừng của cơ sở Tô Thị Vân Anh đã tiến hành gắn mã vạch, đồng thời tăng cường giới thiệu, quảng bá tại các cửa hàng trong và ngoài tỉnh.

 thay giao nuoi ong lay mat thu tram trieu dong/nam hinh anh 2

Sản phẩm mật ong thảo quả của cơ sở sản xuất mật ong Tô Thị Vân Anh luôn đảm bảo chất lượng và được người tiêu dùng ưa chuộng.

Mô hình nuôi ong của anh Tuyên là một trong những mô hình phát triển kinh tế thành công của huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang trong những năm qua. Với giá bán 300.000 đồng/lít mật ong hoa rừng và 520.000 đồng/lít mật ong hoa thảo quả, sản xuất ra bao nhiêu đều được khách hàng đặt mua hết bấy nhiêu, đã giúp cho gia đình anh Tuyên và bà con dân tộc nơi đây thu nhập ổn định, hàng trăm triệu mỗi năm, từng bước xóa đói giảm nghèo.

Anh Cháng Văn Kinh, Chủ tịch UBND xã Nấm Dẩn cho biết: Địa phương có hơn 1.500 ha rừng tự nhiên, trong đó diện tích thảo quả 835 ha, trồng chủ yếu ở khu vực Đèo Gió gắn với bảo vệ rừng. Hiện tại, trên địa bàn xã có 7 nhóm nuôi ong với quy mô 20 - 30 tổ ong/nhóm. Thời gian tới, xã sẽ tiếp tục mở rộng số lượng đàn ong, tổ ong nhằm đảm bảo cung cấp ra thị trường người tiêu dùng sản phẩm mang thương hiệu mật ong thảo quả và mật ong hoa rừng đảm bảo chất lượng từ đó phát triển sản phẩm đặc trưng của vùng và nâng cao thu nhập cho nhân dân.

Theo Trang Thảo/danviet.vn
Xem bài viết gốc tại đây

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 181

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 179


Hôm nayHôm nay : 23664

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 893783

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73940754