00:53 EST Thứ sáu, 24/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Thế mạnh nông sản Việt rơi vào “đường khó”

Chủ nhật - 25/08/2019 11:22
KTNT Xuất khẩu rau quả từng là một thế mạnh khi sang Trung Quốc, song thời gian qua đang có chiều hướng giảm mạnh bởi thị trường 1,4 tỷ dân này đang siết chặt nhập khẩu tiểu ngạch. Dự báo, Trung Quốc còn áp dụng những quy định, yêu cầu khắt khe hơn nữa.

Những năm gần đây, Trung Quốc là thị trường tiêu thụ nông sản Việt Nam lớn nhất tính cả đường xuất khẩu chính ngạch và hoạt động biên mậu. Đặc biệt, với rau quả Việt Nam xuất khẩu có thể khẳng định Trung Quốc là thị trường trọng yếu. Song, giá trị xuất khẩu các mặt hàng này sang thị trường 1,4 tỷ dân năm nay có chiều hướng giảm mạnh.

x.jpg
 
 
 
 
 
 
 
 
Xoài rớt giá vì Trung Quốc đang siết lại việc nhập khẩu trái cây qua đường tiểu ngạch. (Ảnh: Bình Nguyên)

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, tháng 7 vừa qua, xuất khẩu rau quả đạt 247 triệu USD, giảm 27,8% so với cùng kỳ năm 2018. Lũy kế 7 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu hàng rau quả đạt 2,3 tỷ USD, giảm 1,8% so với cùng kỳ năm 2018.

Đáng chú ý, xuất khẩu rau quả sang các thị trường Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Hà Lan, Hong Kong, Đài Loan, Úc đều tăng mạnh thì xuất khẩu sang Trung Quốc trong tháng 7 chỉ đạt 144 triệu USD, giảm tới 44,2%. Tính lũy kế 7 tháng, xuất khẩu sang Trung Quốc đạt 1,6 tỷ USD, giảm 8,1% so với cùng kỳ năm 2018.

Nguyên nhân được nhận định là phía Trung Quốc đang tăng cường siết chặt hoạt động nhập khẩu qua đường tiểu ngạch khiến hàng loạt mặt hàng qua củ quả của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này bị ảnh hưởng.

Theo Hiệp hội rau quả, xuất khẩu rau quả những tháng cuối 2019 tiếp tục đối mặt khó khăn do kinh tế thế giới còn nhiều bất ổn, căng thẳng thương mại Mỹ - Trung Quốc leo thang gây tâm lý lo ngại cho hoạt động thương mại và đầu tư. Ngoài ra, Trung Quốc ngày càng khắt khe trong chính sách xuất nhập khẩu, nếu không thay đổi cách làm thì xuất khẩu sang thị trường này khó cải thiện.

Chia sẻ về vấn đề này, ông Nguyễn Quý Dương, Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN-PTNT) từng cho biết, tháng 5/2018, phía Trung Quốc phát đi thông tin về việc siết chặt quy định nhập khẩu với trái cây Việt Nam qua cả kênh chính thức lẫn các kênh khác như chủ hàng.

Cụ thể, để xuất khẩu chính ngạch sang thị trường này phía Trung Quốc yêu cầu sản phẩm để truy xuất nguồn gốc phải được cấp mã số vùng trồng và cấp mã số cơ sở đóng gói. Còn với xuất khẩu tiểu ngạch là nhằm để kiểm soát chất lượng, bởi ngay tại Trung Quốc cũng yêu cầu nâng cao về an toàn thực phẩm.

Ở góc độ nhất định, ông Dương cho rằng điều này cũng tốt cho sản xuất của Việt Nam, đặt ra yêu cầu phải nâng cao chất lượng, quan tâm hơn tới việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, canh tác,... Người trồng cần hình thành tư duy rằng, phải sản xuất hàng hóa theo yêu cầu của thị trường.

Tính đến nay mới có 9 loại quả của Việt Nam được xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc. Theo ông Dương, từ đầu năm đến nay, về cơ bản lượng xuất khẩu các loại quả trên sang thị trường Trung Quốc vẫn nhiều, vì phần lớn doanh nghiệp xuất khẩu đều nắm bắt được những thông tin phía Trung Quốc yêu cầu. Tuy nhiên, khó khăn tập trung chủ yếu ở một số loại trái cây vốn có lượng xuất khá lớn sang Trung Quốc nhưng lại chưa được cấp phép xuất khẩu chính ngạch nên không thể xuất đi.

Ví dụ điển hình như sầu riêng - loại quả hầu như chỉ xuất khẩu sang Trung Quốc, và thị trường này cũng cực kỳ ưa chuộng, song do chưa được vào diện xuất chính ngạch nên rất khó khăn.

Ông Dương cũng cho biết, hiện với trái cây xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc, phía Trung Quốc cho phép Việt Nam tự làm, tự đánh giá, tự cấp mã số cơ sở đóng gói. Họ chỉ thông qua mã số chứ chưa tiến hành kiểm tra hay làm bất cứ động thái gì khác.

Việc cần làm hiện nay là tiếp tục chủ động rà soát những diện tích đã cấp mã số vùng trồng; tổ chức sản xuất, đánh giá, hướng dẫn bà con sản xuất, cấp chứng nhận VietGAP. Bên cạnh đó, cần có chính sách thúc đẩy nông dân liên kết thành từng nhóm, tổ, hợp tác xã để sản xuất hàng hóa không chỉ bán sang thị trường Trung Quốc mà cả các nước phát triển.

Tôm Việt Nam thoát án bán phá giá vào Mỹ

Hàng chục doanh nghiệp tôm Việt Nam đã được phía Mỹ chấp nhận mức thuế còn 0%. Đây là cơ hội để các doanh nghiệp xuất khẩu tôm vào thị trường này nhiều hơn trong thời gian tới.

Ông Hồ Quốc Lực, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Thực phẩm Sao Ta vừa cho biết Bộ Thương mại Mỹ (DOC) vừa chính thức công bố thuế suất tôm Việt bán vào Mỹ ở trong giai đoạn xem xét hành chính lần thứ 13 (từ 1-2-2017 đến 31-1-2018) cho hai bị đơn bắt buộc và khoảng 30 doanh nghiệp tôm còn lại đều ở mức 0%.

tom.jpg
Chế biến tôm phục vụ xuất khẩu. (Ảnh minh họa).

Đây là một tin vui chung cho ngành tôm Việt, động lực tốt để các thương nhân tôm Việt tiếp tục việc kinh doanh của mình, đồng thời cũng là cơ hội cải thiện cơ cấu thị trường xuất khẩu. Chắc chắn sắp tới tôm Việt Nam bán vào Mỹ sẽ tăng trưởng trở lại.

Theo ông Lực, mức thuế DOC vừa công bố chứng tỏ các doanh nghiệp tôm Việt trung thực trong hoạt động khai báo số liệu kinh doanh tới DOC, chính xác và kịp thời; chứng tỏ DOC công bằng và xem xét thấu đáo hồ sơ được cung cấp; hãng luật được các doanh nghiệp bị đơn thuê bảo vệ cũng đã làm việc tận tâm. Ngoài ra, cũng có công của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) đã tập họp các doanh nghiệp tôm, thống nhất trong chương trình hành động ứng xử với vụ kiện làm tăng thêm niềm tin và sức mạnh chung.

Đây là thành quả tốt nhất trong 13 lần xem xét hành chính. Tuy nhiên, dù có lợi thế nhưng sắp tới các doanh nghiệp tôm nên duy trì nhịp độ tăng trưởng vừa phải ở thị trường Mỹ nhằm tránh tình huống bất lợi trong tương lai do hệ quả từ thương chiến Mỹ - Trung.

Theo VASEP, so với cùng kỳ, giá trị xuất khẩu tôm Việt Nam sang Mỹ trong tháng 7 năm nay tăng 37,2% đạt 77 triệu USD; tính đến hết tháng 7, giá trị xuất khẩu tôm sang thị trường này đạt 327,4 triệu USD, tăng 5%.

VASEP nhận định nhu cầu nhập khẩu tôm của Mỹ từ Việt Nam đang ấm dần lên do tồn kho giảm trong khi Mỹ cũng đang giảm nhập khẩu từ Ấn Độ, Thái Lan và giảm mạnh nhập khẩu từ Trung Quốc.

Do đó, việc tôm Việt Nam đạt mức thuế 0% trong kết quả cuối cùng của đợt xem xét hành chính lần thứ 13 từ Bộ Thương mại Mỹ là một tín hiệu tích cực, giúp toàn ngành xuất khẩu tôm tăng trưởng trở lại./.

 Thanh Tâm (tổng hợp)/https://kinhtenongthon.vn/
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 239


Hôm nayHôm nay : 38378

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1295859

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 74342830