20:43 EST Thứ hai, 23/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Thênh thang đường quê nông thôn mới Điện Biên

Chủ nhật - 28/10/2018 05:46
Trong 5 năm (2011-2015) thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), tỉnh Điện Biên đã huy động hàng ngàn tỷ đồng làm đường, hình thành hệ thống giao thông thuận lợi cho phát triển kinh tế.

Nối dài niềm vui cho chính quyền và người dân

Trở lại quê hương anh hùng Vừ A Dính ở xã Pú Nhung, huyện Tuần Giáo (tỉnh Điện Biên) vào một ngày đầu tháng 9, chúng tôi vô cùng ngạc nhiên khi đi trên con đường thênh thang, phẳng lỳ. Tuyến đường bê tông uốn lượn nối bản Trá (xã Quài Nưa) với bản Đề Chia A (xã Pú Nhung) hai bên đường là những ruộng lúa vàng suộm xen lẫn màu vàng của nương ngô, đồi sắn... 

.
.

Tiếp chúng tôi trong căn phòng làm việc gọn gàng ở trung tâm xã, ông Sùng Dũng Phía, Chủ tịch UBND xã Pú Nhung, vui vẻ cho biết: “Tuyến đường bê tông nối hai xã Quài Nưa - Pú Nhung dài hơn 3km được xây dựng từ đầu năm 2014 bằng nguồn vốn lồng ghép do Ban Quản lý dự án huyện Tuần Giáo làm chủ đầu tư. Người dân Pú Nhung đóng góp đất nương làm hành lang và tích cực ủng hộ đơn vị thi công giải phóng mặt bằng”. 

Nhờ có đường sá thuận lợi, người dân Pú Nhung đã mang nông sản về trung tâm huyện bán, giá trị cây trồng ngày càng cao hơn. Gia đình các ông Sùng Vả Hồ (bản Phiêng Pi), Sùng Dũng Thào (bản Khó Pua), Ly A Sùng (bản Tinh Lá)... là những tấm gương cán bộ, đảng viên vừa giỏi việc xã, việc bản, vừa năng động phát triển kinh tếhộ bằng những mô hình vườn - ao - chuồng - ruộng cho hiệu quả cao...

Tình nguyện hiến mặt bằng

Tương tự như xã Pú Nhung, đường giao thông nội đồng của cánh đồng Na Tông dài 1,3km (xã Ẳng Nưa, huyện Mường Ẳng) được đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ và Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới vừa hoàn thành tháng 2/2015. Thực hiện phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, người dân góp thêm tiền, hiến đất và ngày công lao động để hoàn thành công trình. 

Những con đường mới như nối dài thêm niềm vui cho chính quyền và người dân Điện Biên, rút ngắn khoảng cách giữa làng quê và phố thị...

Vì tuyến đường đi qua năm bản (gồm Na Luông, Na Hán, Co Sáng, bản Củ, bản Cang) và phần lớn diện tích lúa ở cánh đồng Na Tông đều thuộc các bản này nên ban đầu, chính quyền xã dự định chỉ người dân năm bản trên đóng tiền. Song nhận thấy khi con đường hoàn thành sẽ trở thành tuyến giao thông huyết mạch phục vụ nhu cầu đi lại của người dân, do đó xã quyết định vận động toàn bộ người dân trong xã đóng góp. 

Chủ trương trên được bà con đồng thuận, nhất trí mỗi khẩu đóng góp 60.000 đồng, cán bộ công chức xã đóng góp 1 ngày lương. Trong quá trình làm đường, vướng vào ruộng hộ nào thì hộ đótình nguyện hiến mặt bằng.

Anh Lò Văn Hà, bản Co Sáng chia sẻ: “Gần 1.200m2 ruộng của gia đình tôi đều thuộc cánh đồng Na Tông, trong đó có hai mảnh ruộng có đường chạy qua nên gia đình tôi hiến 120m2 để làm đường. Giờ đây, đường đã hoàn thành, mặt đường rộng 3m, lề đường rộng 0,5m, bà con đi lại rất thuận tiện, trẻ em đến trường an toàn”. 

Thấy nhiều người trong bản hiến đất, gia đình ông Tòng Văn Tọt, bản Na Luông, cũng tự nguyện góp 600.000 đồng và hiến thêm 300m2 đất ruộng để phục vụ làm đường. Ông Tọt bảo: “Có đường mới sạch đẹp, kiên cố đi là vui rồi nên dù có phải đóng góp tiền, hiến đất ruộng và góp ngày công lao động, chúng tôi cũng sẵn sàng”.

Cũng là điển hình trong kêu gọi, vận động nhân dân hiến đất, góp sức làm đường NTM, xã Thanh Xương (huyện Điện Biên) là địa phương đi đầu trong làm đường NTM của huyện Điện Biên theo hình thức “Nhà nước và nhân dân cùng làm”. Trên cơ sở những mục tiêu đã đề ra, Đảng bộ xã đã quán triệt nội dung, phương pháp thực hiện tới từng thôn, bản. 

Nhân rộng cách làm hay trong nhân dân

Cách làm của xã là chọn điểm làm trước để nhân rộng cách làm hay trong nhân dân. Khi nhân dân nhận thức sâu sắc ý nghĩa tầm quan trọng của Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng NTM là làm cho dân được hưởng lợi, đã thu hút sự ủng hộ, tạo sự đồng thuận cao và người dân là chủ thể thực hiện Chương trình. Như công trình xây dựng đường liên thôn ở C9 a,b,c. Ngoài nguồn vốn đầu tư của Nhà nước, các chi bộ, Ban phát triển thôn, bản đã huy động nguồn vốn đóng góp từ nhân dân được trên 30% kinh phí, công sức xây dựng 2,5 km đường liên thôn, mặt đường rộng 3m. 

Đánh giá về phong trào chung sức làm đường NTM ở Điện Biên, ông Hà Văn Mừng, Thường trực Ban Chỉ đạo Xây dựng NTM của tỉnh Điện Biên phấn khởi  cho biết, nhờ có sự đóng góp của nhân dân, hiện nay, toàn tỉnh Điện Biên 21 xã đạt tiêu chí số 2 về giao thông (chiếm 18% số xã toàn tỉnh); toàn tỉnh đã có 13 xã được công nhận NTM. “Đây là thành quả của quá trình nỗ lực tuyên truyền, vận động bởi qua đó, nhân dân đã hiểu được lợi ích của xây dựng NTM nên tự nguyện góp đất, làm đường, ủng hộ phong trào làm đường giao thông nông thôn”, ông Hà Văn Mừng nói.
Theo Thu Phương/baodautu.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 287

Máy chủ tìm kiếm : 6

Khách viếng thăm : 281


Hôm nayHôm nay : 54673

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1024673

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72707382