13:20 EST Chủ nhật, 24/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Thiếu công nghệ, doanh nghiệp sẽ tụt hậu

Thứ tư - 08/11/2017 20:56
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 có thể coi là cơ hội duy nhất để các quốc gia kém phát triển đuổi kịp các quốc gia phát triển. Tuy nhiên, theo nhận định của giới chuyên gia kinh tế, các doanh nghiệp (DN) Việt dường như chỉ đang mới ở cuộc cách mạng 3.0, đặc biệt là các DN ngành điện tử, thậm chí có DN chỉ mới ở mức 2.5. Đây là bất cập lớn của DN Việt trước cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang ngày một hiện hữu.
Công nghệ cao là phương tiện để nước kém phát triển đuổi kịp nước phát triển.

Công nghệ cao là phương tiện để nước kém phát triển đuổi kịp nước phát triển.

Mới ở cuộc cách mạng 3.0

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 dường như đang trở thành một trong những mối quan tâm hàng đầu của các nền kinh tế trên thế giới và Việt Nam không nằm ngoài xu thế đó. Tuy nhiên, theo nhận định của giới chuyên gia, cộng đồng DN Việt Nam, trong đó có đội ngũ DN khởi nghiệp dường như vẫn đứng ngoài cuộc cách mạng này. Điều này thể hiện ở việc, các DN vẫn đang sử dụng công nghệ lạc hậu để sản xuất thay vì phải mở mang, trang bị kiến thức về phương thức sản xuất cũng như các công nghệ sản xuất mới.

Theo nhận định của ông Will Nguyễn, Giám đốc Dịch vụ công nghệ của Công ty Kiểm toán KPMG Việt Nam nhận định, ở thời điểm hiện tại, đa phần các DN Việt Nam mới bắt đầu đi vào cách mạng công nghiệp 3.0 với việc tự động hóa các quy trình nhằm phục vụ việc quản trị tốt hơn.

Chỉ một bộ phận rất nhỏ DN hướng tới 4.0 bằng việc có chiến lược thông tin đến năm 2025. Nhưng đây đều là những công ty lớn, doanh thu 500-700 triệu đô Mỹ mỗi năm. Trong khi đó, nếu nhìn riêng vào mảng thương mại điện tử, các DN Việt Nam thậm chí chỉ đang ở mức 2.5, chưa thực sự ở cuộc cách mạng 3.0. Giới chuyên gia nhận định, mức độ áp dụng công nghệ của các DN Việt Nam, nhất là DN vừa và nhỏ rất kém. Bởi lẽ, những chủ DN thuộc khu vực DN này rất ngại thay đổi. 

Trước thực tế này, rất nhiều ý kiến bất đồng với nhận định về việc Việt Nam sẽ dẫn dắt cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 này. Chuyên gia cao cấp Henry Nguyễn Hữu Thái Hòa - Giám đốc Trung tâm Khoa học tư duy CTS(Bộ KH&CN) nhấn mạnh, Việt Nam không thể dẫn dắt cuộc cách mạng này, đặc biệt là khi quy trình nghiên cứu phát triển (R&D) còn quá kém. Các DN Việt Nam chỉ có than thở cơ chế này, cơ chế kia không thuận lợi, nhưng lại không biết số hóa công ty, vẫn đang làm sổ sách thủ công, làm excel các báo cáo tài chính. 

Nên khởi nghiệp từ công nghệ số

Dù đối diện nhiều thách thức, song Việt Nam đang đứng trước rất nhiều cơ hội trong cách mạng công nghiệp 4.0, mà yếu tố đầu tiên là suốt 5 năm qua, Việt Nam vẫn dẫn đầu Diễn đàn kinh tế thế giới về tăng trưởng điện thoại thông minh (smartphone) và Internet. Cuộc cách mạng này thay đổi toàn diện vào kinh tế, chính trị, xã hội… mở đầu một thời kỳ mới, gần như cơ hội duy nhất để những quốc gia đang phát triển, đi sau đuổi kịp những nước đi trước. 

Theo PGS TS Nguyễn Văn Nam - Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh hy vọng, sẽ có một loạt quốc gia, trong đó có Việt Nam áp dụng tốt công nghệ số để làm thay đổi toàn bộ đời sống kinh tế - xã hội ở nước mình. Lực lượng chủ lực khởi nghiệp đi đầu ở Việt Nam sẽ là các DN số. Tuy nhiên, lực lượng DN phải được tổ chức lại, có tiếng nói và Chính phủ có chính sách thiết thực để hỗ trợ. Nếu cứ lẽo đẽo “công nghiệp hóa” thì suốt đời DN của ta chạy sau người ta. 

Trong khi đó, ông Tăng Ngọc Trường An - Tổng giám đốc iBosses Việt Nam, DN Việt Nam có 2 thử thách quan trọng khi khởi nghiệp. Một là chương trình khởi nghiệp và hai là lòng tự trọng của những người làm khởi nghiệp. Tự trọng tức là tôn trọng luật chơi của thế giới, tôn trọng CNTT thì mới đi xa hơn. Tri thức là rất quan trọng với DN khởi nghiệp. Người Việt Nam muốn khởi nghiệp hãy học cách khởi nghiệp trước.

Minh Phương
http://daidoanket.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: cuộc cách

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 191


Hôm nayHôm nay : 79803

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1141689

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71369004