07:39 EST Chủ nhật, 12/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Thịt lợn được kiểm soát nghiêm ngặt

Thứ tư - 27/03/2019 23:58
Nam Định là tỉnh thứ 13 trên cả nước xuất hiện dịch tả lợn châu Phi (DTLCP). Sau khi cơ quan chức năng công bố dịch, không ít người tiêu dùng đã quay lưng với thịt lợn, các sản phẩm từ thịt lợn ra khỏi thực đơn bữa ăn hàng ngày.
Các sạp thịt lợn vắng bóng người mua

Các sạp thịt lợn vắng bóng người mua

Huyện Trực Ninh bùng phát bệnh DTLCP tại 2 xã Trực Thắng và Trực Thuận. Số lợn tiêu hủy lên đến gần 10 tấn. Hiện, dịch vẫn diễn biến phức tạp và có nguy cơ lan rộng. Trước tình hình này, các cấp, các ngành trên địa bàn huyện, tỉnh đã vào cuộc phòng chống dịch quyết liệt. Tại các xã vùng dịch, vùng uy hiếp, vùng đệm nhiều chốt kiểm dịch cơ động được dựng lên, lực lượng thú y cơ sở tích cực tham gia phun thuốc tiêu độc khử trùng, rải vột bột…

Do tâm lý hoang mang, lo sợ trước vấn đề lợn nhiễm bệnh nên không ít người tiêu dùng trên địa bàn huyện Trực Ninh “nói không” với thịt lợn. Có mặt tại chợ thị trấn Cổ Lễ (huyện Trực Ninh), theo ghi nhận của chúng tôi, các sạp bán thịt lợn lưa thưa người mua, nhiều chủ sạp tỏ ra buồn bã vì buôn bán ế ẩm do sức mua giảm mạnh.

Chị Phạm Thị Cậy, một tiểu thương bán thịt lợn tại chợ Cổ Lễ chia sẻ, lo ngại dịch bệnh nên nhiều người đang tẩy chay thịt lợn khỏi bữa ăn hàng ngày khiến cho cả người nuôi lẫn người bán thịt gặp nhiều khó khăn.

“Trước đây, mỗi ngày gia đình tôi tiêu thụ hết 2 con lợn mổ, trung bình mỗi con 1 tạ, bán từ sáng sớm đến trưa là hết. Thế nhưng, từ khi xuất hiện dịch trên địa bàn huyện thì lượng tiêu thụ thịt lợn của gia đình giảm đáng kể. Mỗi ngày, gia đình chỉ tiêu thụ được khoảng 60 - 70kg”, chị Cậy buồn bã cho biết.

DTLCP đã xuất hiện tại 2 huyện Trực Ninh và Hải Hậu. Tổng số lợn phải tiêu hủy đến ngày 22/3 là 193 con. Ðể ngăn chặn hiệu quả sự lây lan bệnh DTLCP, giảm thiểu thiệt hại kinh tế cho người chăn nuôi, Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định đã ra công điện yêu cầu Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thủ trưởng các sở, ngành tập trung chỉ đạo thực hiện quyết liệt, đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch

Cách đó không xa là sạp thịt lợn của chị Dương Thị Thảo. Toàn bộ số thịt lợn bày bán trên phản đều chị được che đậy cẩn thận, thịt tươi ngon, nhưng vẫn “vắng bóng” người mua.

Cầm một miếng thịt lợn trên tay, chị Thảo nói, chúng tôi bán thịt lợn đảm bảo an toàn, chất lượng, không giết mổ lợn bệnh. Lợn trước khi mổ đều khỏe mạnh, được tắm rửa sạch sẽ và có kiểm dịch nên mọi người cứ yên tâm sử dụng…

Ông Nguyễn Văn Lý, Trưởng BQL chợ Cổ Lễ chia sẻ, toàn chợ có hơn 30 sạp bán thịt lợn. Thời gian gần đây, chúng tôi tăng cường kiểm tra, kiểm soát việc buôn bán thịt lợn tại chợ. Nhìn chung, thịt lợn bày bán tại các sạp đều đảm bảo an toàn. Tuy nhiên, người dân vẫn còn lo sợ nên lượng tiêu thụ giảm so với trước.

Ông Nguyễn Văn Đăng, Trung tâm DVNN huyện Trực Ninh tâm sự, thời điểm này, nhiều người dân tỏ ra lo lắng, không dám sử dụng thịt lợn và các sản phẩm từ thịt lợn. Chúng tôi luôn đẩy mạnh thông tin tuyên truyền để người dân hiểu rằng, DTLCP không lây lan sang người. Hiện nay thịt lợn bày bán tại các chợ đều được cán bộ thú y, lực lượng chức năng kiểm tra, kiểm soát nghiêm ngặt. Các tiểu thương cũng đã ký cam kết không giết mổ, tiêu thụ lợn bệnh, lợn dịch.

Ông Ninh Văn Hiểu, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Nam Định cho biết, toàn tỉnh có khoảng 600.000 con lợn. Do ảnh hưởng của DTLCP nên lượng tiêu thụ thịt lợn trên địa bàn tỉnh giảm nhiều. Người dân không nên tẩy chay thịt lợn, vì đây là dịch không lây lan sang người. Việc sử dụng thịt lợn khỏe mạnh không ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Do đó, mọi người yên tâm sử dụng.

“Khi phát khi phát hiện lợn có biểu hiện ốm, bỏ ăn, các chủ chăn nuôi đều chủ động khai báo lên chính quyền địa phương để có hướng xử lý. Vì vậy, sẽ không có chuyện bán chạy lợn ốm, lợn bệnh ra ngoài nên người dân không nên quá lo lắng”, ông Hiểu khẳng định.

MAI CHIẾN/https://nongnghiep.vn
 
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 260


Hôm nayHôm nay : 42649

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 478697

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73525668