Ông bà sinh hạ được 4 người con trai. Do điều kiện kinh tế gia đình quá khó khăn các con ông đều phải bỏ học giữa chừng về phụ giúp bố mẹ để lo cái ăn cái mặc hàng ngày. Vì vậy cả 4 người con đều chưa học hết cấp II phổ thông. Các con đã bỏ học, cuộc sống gia đình ông vẫn rất khó khăn bởi mọi người trong gia đình đều không có công ăn việc làm ổn định. Năm 1998, để thoát nghèo 3 anh con trai của ông bàn nhau đi vào miền Nam để làm ăn. Sau gần 3 năm bươn trải trên đất miền Nam, làm đủ mọi nghề với mong muốn khi về quê có một số vốn kha khá để làm ăn, song cảnh làm công ăn lương trong thời buổi kinh tế thị trường để tiết kiệm có một chút vốn thật không dễ, do làm ăn không được các anh đã trở về quê. Sau đợt đi làm ăn ở miền Nam về các anh rút ra được một điều muốn thoát nghèo phải có nghề nghiệp ổn định, có vốn để đầu tư vào sản xuất hoặc kinh doanh dịch vụ và như vậy thì không cần phải đi đâu mà ở quê cũng có thể làm giàu được. Năm 2003, cơ hội thoát nghèo đã đến gia đình ông khi thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước chuyển đổi những diện tích cấy lúa sâu trũng kém hiệu quả, năng suất thấp sang nuôi trồng thủy sản, các con ông đã nhận hợp đồng 10ha (xã Tứ Xã 2ha, xã Thụy Vân 6ha, xã Vĩnh Lại 2ha) để nuôi trồng thủy sản. Với bản chất cần cù chịu khó, năng động trong tính toán làm ăn và cũng rất có duyên với nuôi trồng thủy sản, các con ông Bằng đã mạnh dạn vay vốn đầu tư cho sản xuất như: Đào ao, đắp bờ, nuôi hàng nghìn con vịt, hàng trăm con gà, hàng chục con lợn và hàng tấn cá giống để có mô hình VAC khép kín. Do đầu tư đúng hướng nên bình quân thu nhập mỗi năm gia đình ông từ nuôi trồng thủy sản được trên hai trăm triệu đồng (đã trừ chi phí) ngoài nuôi trồng thủy sản các con ông kết hợp kinh doanh dịch vụ từ quả trứng, con lợn, con vịt cho thu nhập cũng rất cao, gia đình ông là hộ đầu tiên trong địa phương đã đưa máy vò lúa về phục vụ cho bà con, mua ô tô để chở cám lợn, cám vịt cho các hộ nuôi trồng thủy sản. Hiện nay gia đình ông lại tiếp tục đầu tư thêm 2 chiếc máy múc với tổng trị giá trên một tỷ đồng để làm dịch vụ nhằm tăng thu nhập. Năng động trong phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo gia đình ông còn là một tấm gương về sự đoàn kết để tập trung đầu tư cho phát triển kinh tế.
Vậy là từ gia đình được mọi người biết đến bởi cái đói, cái nghèo thì giờ đây gia đình ông bà Bằng Hoàn được mọi người lại trầm trồ khen ngợi về sự đoàn kết, năng động trong phát triển kinh tế. Bốn người con trai ông đã có 4 cơ ngơi khang trang, đẹp đẽ. Năm 2002 ông Nguyễn Văn Vịnh- Chủ tịch Hội cựu TNXP huyện lâm Thao đã về thăm gia đình ông để giúp ông kê khai quá trình tham gia TNXP, ông Vịnh rất thương cảm cho gia cảnh của ông- một cựu TNXP khi trở về đời thường đã phải sống trong cảnh khó khăn, thiếu thốn về kinh tế. Năm 2011 ông Vịnh lại có dịp về thăm gia đình ông và đã ngỡ ngàng thốt lên “Thật không ngờ về sự đổi thay của gia đình ông Bằng”. Từ một hộ nghèo đã vươn lên trở thành hộ khá của xã Tứ Xã.
Nguyễn Thanh Tuấn
Nguồn:baophutho.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn