13:47 EST Chủ nhật, 12/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Thu hút doanh nghiệp… về quê: Chỉ bằng tín dụng là chưa đủ

Thứ hai - 17/08/2015 05:09
Nhìn ở góc độ hỗ trợ nguồn vốn cho tam nông có thể thấy chưa bao giờ được quan tâm như hiện nay.

Đã có luồng gió mới

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đầu tư từ khu vực tư nhân vào nông nghiệp thời gian gần đây đã tăng đáng kể, năm 2013 đã tăng 1,9 lần so với năm 2009. Đã có những nhà đầu tư thành công và trở thành những đầu tàu về ứng dụng khoa học công nghệ cao, mở rộng thị trường, tạo động lực phát triển cho nhiều vùng, địa phương như: Vinamilk, TH, Đường Lam Sơn, Bảo vệ thực vật An Giang...

Tuy vậy, đầu tư tư nhân vào nông nghiệp chưa tương xứng với tiềm năng, cũng như nhu cầu phát triển của Ngành. Tỷ trọng DN đầu tư vào sản xuất nông nghiệp năm 2014 chỉ chiếm 1,01% trong tổng DN của cả nước. Thêm vào đó, đa phần là quy mô vốn nhỏ. Số DN có quy mô vốn dưới 5 tỷ đồng chiếm 55%.

Cần phát triển nhiều các DN chế biến nông sản

Các chuyên gia kinh tế cho rằng, sở dĩ thời gian vừa qua DN “lười” đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp là bởi tỷ lệ sinh lời thấp, chưa kể tới rủi ro cao vì thiên tai lũ lụt, khả năng tiêu thụ sản phẩm bị hạn chế.

Bên cạnh đó, đầu tư cho nông nghiệp nông thôn về chủ trương là rất mạnh, nhưng để các ngành, các cấp biến thành hiện thực thì còn rất chậm. Nhưng gần đây, với động thái một số DN, tập đoàn lớn tìm hiểu cơ hội và mong muốn đầu tư vào nông nghiệp như Vingroup, Him Lam, FLC, Viettel... thì hy vọng tương lai sẽ tốt hơn.

Nếu nhìn ở góc độ hỗ trợ nguồn vốn cho tam nông thì có thể thấy chưa bao giờ được quan tâm như hiện nay. Đặc biệt, năm 2014, NHNN đã triển khai chương trình cho vay thí điểm phục vụ phát triển nông nghiệp theo Nghị quyết số 14/NQ-CP, đến nay đã đạt được kết quả tích cực.

Đơn cử như, với lĩnh vực nuôi cá tra, NHNN đã phê duyệt cho Công ty TNHH Hùng Cá (Đồng Tháp) và Công ty TNHH Sản xuất thương mại dịch vụ Thuận An (Tafishco) tại tỉnh An Giang thực hiện hai dự án liên kết sản xuất và xuất khẩu cá tra được tham gia chương trình với tổng số tiền là 1.642 tỷ đồng. Dư nợ cho vay đến nay đạt 1.346 tỷ đồng, chiếm trên 80% tổng số tiền cam kết.

Bà Nguyễn Thị Huệ Trinh - Tổng giám đốc Tafishco khẳng định, mục tiêu của dự án là làm mô hình liên kết dọc từ sản xuất cá giống, nuôi cá thịt, chế biến sản phẩm, đến thị trường tiêu thụ. Trong đó có liên kết các khu vực dịch vụ khác như cung ứng thức ăn, thuốc thú y, hóa chất, NH… để đầu tư cho các khâu sản xuất. Tafishco là đơn vị bao tiêu cá theo giá thị trường, sau khi trừ chi phí người nuôi lãi từ 2.000 - 2.200 đồng/kg.

“Với mô hình này, người nuôi cá không phải vay nợ NH, không phải lo đầu ra, có vốn sản xuất mà giá cá lại ổn định” – một hộ nuôi cá cho biết. Hay như nhóm Công ty TNHH Hùng Cá, đã thực hiện mô hình liên kết nuôi với 306 hộ dân nên sản lượng cá dự kiến thu mua khi thu hoạch 240 tấn/ha/năm, lợi nhuận chia cho hộ dân ước tính 70 tỷ đồng/năm. Đối với 20 hộ dân thực hiện mô hình liên kết ba bên (cung ứng thức ăn, hỗ trợ kỹ thuật), lợi nhuận chia cho 20 hộ dân ước tính 29 tỷ đồng/năm.

Theo một lãnh đạo của Vụ Tín dụng (NHNN), sau một năm triển khai, chương trình cho vay thí điểm đã đáp ứng kịp thời yêu cầu thực tiễn trong sản xuất nông nghiệp hiện nay, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại địa phương, xây dựng nông thôn mới và thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo định hướng của Chính phủ.

Vốn NH đi trước…

Trong một trả lời kiến nghị mới đây của cử tri Bến Tre do Ban Dân nguyện chuyển đến về Chính sách hỗ trợ ưu đãi đối với DN đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình cho biết, Chính phủ và NHNN luôn xác định nông nghiệp nông thôn là một trong 5 lĩnh vực ưu tiên cần tập trung vốn đầu tư phát triển nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, nông thôn; xây dựng cơ sở hạ tầng, xoá đói giảm nghèo và từng bước nâng cao đời sống của người dân.

NHNN còn ban hành nhiều chính sách ưu đãi đối với DN đầu tư vào lĩnh vực tam nông, quy định và yêu cầu TCTD giảm dần mức lãi suất cho vay tối đa đối với các lĩnh vực ưu tiên, trong đó có lĩnh vực nông nghiệp (hiện nay là 7%/năm, thấp hơn lãi suất cho vay các lĩnh vực khác khoảng 1-2%/năm). Thực tế, các DN tốt, hoạt động hiệu quả, có phương án kinh doanh khả thi có thể được vay với lãi suất thấp chỉ từ 5-6%/năm.

NHNN cũng đã chủ động phối hợp với các Bộ, ngành liên quan triển khai nhiều chính sách tín dụng đặc thù và thí điểm các chương trình như: chính sách cho vay thu mua, tạm trữ lúa gạo tại các tỉnh ĐBSCL; chính sách tín dụng đối với người nuôi tôm và cá tra; chính sách tín dụng hỗ trợ ngư dân khai thác hải sản xa bờ; chương trình cho vay thí điểm phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn theo Nghị quyết 14/NQ-CP của Chính phủ, cho vay tái canh cà phê tại các tỉnh Tây Nguyên giai đoạn 2014 - 2020…

Thời gian tới NHNN sẽ tiếp tục rà soát cơ chế, thủ tục cho vay để xem xét chỉnh sửa, bổ sung chính sách tín dụng đối với các lĩnh vực ưu tiên cho phù hợp với tình hình mới, góp phần hỗ trợ các DN nói chung và DN đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn hoạt động hiệu quả hơn.

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, bên cạnh đầu tư tín dụng, Nhà nước phải có chính sách khác, kể cả hỗ trợ về mặt pháp luật, tư vấn pháp luật; hỗ trợ thị trường tiêu thụ sản phẩm, đào tạo nguồn nhân lực, áp dụng khoa học công nghệ vào nông nghiệp nông thôn để phát triển sản xuất nông nghiệp mang lại giá trị bền vững.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 203

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 202


Hôm nayHôm nay : 52652

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 491812

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73538783