23:52 EDT Thứ bảy, 27/04/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Thứ trưởng Bộ NNPTNT: Năm 2020 sẽ sản xuất được 43,5 triệu tấn thóc

Thứ bảy - 28/03/2020 10:12
(Dân Việt) Sau thông tin tạm dừng xuất khẩu gạo, nhiều ý kiến cho rằng, năm nay đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) chịu ảnh hưởng bởi hạn mặn, nên sản lượng lúa gạo sẽ giảm. Để làm rõ vấn đề này, PV Dân Việt đã phỏng vấn ông Lê Quốc Doanh- Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT).
Theo Thứ trưởng Lê Quốc Doanh, việc nhận định đúng tình hình hạn mặn đã giúp ĐBSCL có vụ lúa đông xuân trúng mùa được giá. Ảnh: I.T.

Theo Thứ trưởng Lê Quốc Doanh, việc nhận định đúng tình hình hạn mặn đã giúp ĐBSCL có vụ lúa đông xuân trúng mùa được giá. Ảnh: I.T.

Vừa qua, có nhiều thông tin lo ngại, vụ đông xuân 2019-2020, sản xuất lúa ở ĐBSCL chịu ảnh hưởng nặng do hạn mặn, vì thế có ý kiến lo ngại sản lượng lúa gạo sẽ giảm, nên trước mắt phải tạm dừng xuất khẩu gạo để đánh giá lại. Là người trực tiếp chỉ đạo, nắm bắt mùa vụ vừa qua, ông có thể cho biết tình hình sản xuất lúa thực tế ở ĐBSCL hiện nay?.

- Năm nay, điều kiện thời tiết được đánh giá vô cùng khắc nghiệt, đặc biệt, hạn mặn diễn biến phức tạp, theo đánh giá, còn phức tạp hơn cả vụ đông xuân 2015 - 2016 đã từng xác lập nhiều kỷ lục về hạn mặn.

Tuy nhiên, nhờ nhận diện sớm những tác động của hạn mặn, chủ động đưa ra nhiều giải pháp, các địa phương tuân thủ sự chỉ đạo của Trung ương, bà con nông dân có nhiều sáng tạo trong ứng phó với hạn mặn nên có thể khẳng định, chúng ta đã có một vụ lúa đông xuân được mùa toàn diện, nhất là ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Cụ thể, năng suất lúa tăng tăng khoảng 2 tạ/ha so với vụ trước, trong điều kiện hạn mặn như thế, đây là một nỗ lực đáng được ghi nhận.

Việc chuyển dịch cơ cấu giống lúa cũng có chuyển biến tích cực. Theo đó, tỷ lệ diện tích lúa đặc sản, lúa chất lượng cao ngày càng tăng, so với vụ trước tăng tới 12,8% về diện tích. Nếu mấy năm trước, tỷ lệ giống lúa chất lượng cao chỉ chiếm 30 - 35% thì nay con số này đã đạt 80 - 90%, đáp ứng nhu cầu đa dạng của các phân khúc thị trường, cho phép gạo Việt có thể đến được nhiều thị trường khác nhau.

Chi phí sản xuất cũng giảm đáng kể nhờ chúng ta bố trí cơ cấu mùa vụ hợp lý, nông dân giám sát, quản lý tốt mùa vụ, sâu bệnh nên chi phí sản xuất giảm, giúp nâng cao lợi nhuận của nông dân.

Đến nay, Bộ NNPTNT đã xây dựng những kịch bản như thế nào cho vụ lúa đông xuân hiện tại và vụ hè thu tới đây?

- Tinh thần chỉ đạo chung của Bộ NNPTNT là thống nhất đẩy sớm thời vụ, đặc biệt ở vùng ven biển, có những nơi chúng tôi kiểm tra đã đẩy sớm thời vụ tới 1 tháng, trong tháng 10/2019, toàn vùng ĐBSCL đã có 300.000ha lúa đông xuân được xuống giống, khi mặn vào thì lúa đã vào kỳ thu hoạch, thoát khỏi hạn mặn.

Việc đẩy thời vụ lên sớm cũng giúp chúng ta tận dụng được nhu cầu lớn từ thị trường, chúng ta có lúa đúng lúc nhu cầu thị trường thế giới lên cao nên xuất khẩu gạo 2 tháng đầu năm 2020 khá thuận lợi.

Bên cạnh đó, chúng tôi cũng xây dựng các kịch bản cụ thể, chi tiết, phù hợp thực tiễn cho từng địa bàn sản xuất bao gồm cây ăn trái, cây lúa và hoa màu: tăng giảm diện tích linh hoạt theo dự báo nguồn nước; chuyển đổi cây trồng phù hợp; sử dụng giống lúa ngắn ngày và chịu hạn, mặn.

Bên cạnh đó, tiếp tục phát huy hiệu quả các công trình và hệ thống thủy lợi, đẩy nhanh tiến độ thi công, khai thác sớm một số công trình trọng điểm phục vụ sản xuất và dân sinh. Thực hiện tốt công tác dự tính, dự báo và xây dựng, tổ chức triển khai kế hoạch sản xuất phù hợp theo từng cánh đồng, từng vùng sinh thái.

Đặc biệt, nông dân nhiều địa phương đã nghiêm túc trong việc thực hiện lịch thời vụ khuyến cáo, tuân thủ các hướng dẫn của chính quyền và cơ quan chuyên môn. Tất nhiên, vẫn có một số ít nông dân xé rào xuống giống ở những nơi được khuyến cáo không nên xuống giống. Đây cũng là điều chúng ta cần rút kinh nghiệm cho những vụ sau.

 thu truong bo nnptnt: nam 2020 se san xuat duoc 43,5 trieu tan thoc hinh anh 2

Thứ trưởng Lê Quốc Doanh kiểm tra vụ lúa đông xuân ở Long An. Ảnh: I.T

Theo kế hoạch, Bộ NNPTNT có chủ trương đẩy mạnh sản xuất vụ hè thu, tăng diện tích lúa thu đông để đáp ứng nhu cầu lương thực đang tăng cao do tác động của dịch Covid -19. Vậy giải pháp Bộ NNPTNT đưa ra là gì, thưa ông?

- Chúng tôi xác định, trong bối cảnh dịch Covid -19 diễn biến phức tạp, tác động không nhỏ đến phát triển kinh tế, nhu cầu lương thực tăng nên việc đảm bảo sản xuất thắng lợi vụ hè thu, thu đông là nhiệm vụ quan trọng.

Tuy nhiên, cũng phải nhìn nhận một thực tế, chúng ta đang sản xuất trong điều kiện còn nhiều khó khăn do hạn mặn còn có thể diễn biến phức tạp trong cuối vụ đông xuân, đầu vụ hè thu, vì vậy, các địa phương phải có giải pháp, kịch bản cụ thể, phù hợp, linh động, có sự điều chỉnh.

Theo đó, vụ hè thu phân ra 2 vùng, vùng 1 là vùng ngọt, không bị ảnh hưởng bởi hạn mặn thì đẩy mạnh xuống giống sớm, đến thời điểm này rất mừng là các địa phương đã xuống giống được 400.000ha lúa hè thu.

Vùng ven biển đang chịu hạn mạn thì về nguyên tắc là phải đảm bảo hết mặn, phải có thời gian thau chua rửa mặn thì mới xuống giống. Cơ cấu giống lúa cũng đảm bảo phần trăm lúa thơm để đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

Vụ thu đông, chúng tôi phấn đấu diện tích dao động trong khoảng 750.000 - 800.000ha, tùy theo tình hình lũ diễn biến như thế nào và nhu cầu tiêu dùng của thị trường xuất khẩu để điều chỉnh. Nhưng nguyên tắc là làm gì cũng phải đảm bảo an toàn là trên hết. 

Đồng chí Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cũng đã đưa ra yêu cầu, trong bối cảnh dịch Covid - 19 diễn biến phức tạp, thì việc đảm bảo an ninh lương thực, nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu ngày càng quan trọng. Chúng ta phải thực hiện đồng bộ các giải pháp để đảm bảo an toàn và có hai vụ lúa thắng lợi.

Năm 2020, Bộ NNPTNT phấn đấu đạt 43,5 triệu tấn thóc. Theo ông, chúng ta có đạt được mục tiêu này không?

- Kế hoạch này Bộ NNPTNT đưa ra trên cơ sở tính toán năng suất, sản lượng của từng vụ, nên mục tiêu đạt 43,5 triệu tấn thóc cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu là hoàn toàn khả thi.

Xin cảm ơn Thứ trưởng!

 
 
 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 224

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 221


Hôm nayHôm nay : 64662

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1160952

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60169275