03:00 EDT Thứ ba, 25/06/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Thủ tục rườm rà, thái độ cửa quyền vẫn còn là quan ngại của doanh nghiệp

Thứ ba - 05/12/2017 09:51
Chiều 4/12, tại TP. Hồ Chí Minh, Ban Nghiên cứu Phát triển kinh tế tư nhân thuộc Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ (Ban IV) tổ chức hội nghị đối thoại với doanh nghiệp (DN). Bộ trưởng- Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng chủ trì hội nghị với sự tham dự đông đảo DN trong nhiều lĩnh vực kinh tế tại phía Nam.
Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng phát biểu chỉ đạo tại hội nghị

Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng phát biểu chỉ đạo tại hội nghị

Đây là lần thứ hai hội nghị được tổ chức nhằm tổng hợp, xử lý các phản ảnh, kiến nghị về khó khăn, vướng mắc trong hoạt động sản xuất kinh doanh của DN.

Phát biểu khai mạc, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho biết, các hội nghị đối thoại DN mà hội đồng tư vấn tiến hành là một trong những nội dung nhằm triển khai chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ để cải cách các cơ chế, thủ tục hành chính. Mục tiêu nhằm giúp DN tháo gỡ các rào cản, khó khăn vướng mắc trong đầu tư sản xuất kinh doanh, cắt giảm chi phí, gia tăng hiệu quả hoạt động của DN.

Để chuẩn bị cho hội nghị, Ban IV đã tổng hợp, kiến nghị về các rào cản về mặt chính sách và thực thi chính sách, pháp luật gây vướng mắc cho DN trên nhiều lĩnh vực như nông nghiệp, du lịch, kinh tế số và khởi nghiệp sáng tạo...

Cụ thể, theo Ông Trương Gia Bình - Chủ tịch Tập đoàn FPT - Trưởng ban IV cho hay, vấn đề thủ tục rườm rà chiếm 72% DN quan tâm, 64% đánh giá thái độ khối công quyền khi ứng xử với DN, yếu tố chồng chéo quản lý chiếm 46%. Các vấn đề khác cũng được DN quan tâm nhưng ở mức thấp hơn như thủ tục xuất nhập khẩu, giao đất, thẻ APEC...

Trong lĩnh vực tài chính, theo ông Don Lâm- Đại diện Quỹ đầu tư VinaCapital để hỗ trợ chiến lược phát triển kinh tế, nguồn vốn rất quan trọng, cần thay đổi tư duy cách tiếp cận huy động vốn. Cần đẩy mạnh và nhanh cổ phần hóa DN nhà nước, và đẩy nhanh việc hình thành quỹ hưu trí tự nguyện. Về cổ phần hóa các nhà đầu tư hoan ngênh chờ đợi cổ phần hóa để có thêm nguồn hàng tốt cho thị trường chứng khoán. Cần khuyến khích người dân tham gia vào quỹ hưu trí tự nguyện để giảm gánh nặng ngân sách.

Trong lĩnh vực du lịch, các DN cho rằng, việc đầu tư quảng bá xúc tiến du lịch quốc gia chưa tương xứng với mục tiêu phát triển và tiềm năng du lịch quốc gia. Ban IV đề nghị Chính phủ xem xét thúc đẩy hiệu quả xúc tiến, quảng bá du lịch quốc gia thông qua việc thí điểm hình thành, vận hành và quản lý Quỹ Hỗ trợ phát triển du lịch theo mô hình DN xã hội phi lợi nhuận để tháo gỡ nút thắt này. Ngoài ra, các DN du lịch cũng cho rằng chính sách thị thực cho khách quốc tế đến Việt Nam vẫn còn là rào cản của ngành du lịch. Bởi hiện tại Việt Nam chỉ mới miễn thị thực cho du khách 15 ngày trong khi các nước trong khu vực miễn 30 ngày thậm chí 90 ngày.

Trong lĩnh vực nông nghiệp, các chính sách khuyến khích DN đầu tư ứng dụng công nghệ cao chưa phù hợp, DN gặp khó khăn trong tiếp cận các cơ chế ưu đãi. Chẳng hạn, thủ tục chứng nhận DN nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao rất phức tạp. Các tiêu chí cho DN nông nghiệp công nghệ cao chưa rõ ràng, chưa cụ thể nên việc áp dụng rất khác nhau giữa các nơi và DN phải xin xác nhận ở nhiều đầu mối cơ quan mà không được tự chứng minh bằng các kết quả ứng dụng đã có… Ngoài ra, hiện nay vẫn chưa có sàn giao dịch nông sản đúng nghĩa để kiểm soát được chất lượng, sản lượng và giá trị cho nông sản.

Cũng theo ban IV, quá trình hình thành nền kinh tế số cũng như phát triển các SmartCity (thành phố thông minh), khởi nghiệp sáng tạo ở Việt Nam cần quá trình khuyến khích đổi mới sáng tạo để thúc đẩy sự chuyển dịch của nền kinh tế còn nhiều thách thức, chưa hội tụ các điều kiện thuận lợi cần thiết. DN công nghệ thông tin vẫn gặp sự phân biệt giữa DN nhà nước và tư nhân. Chính sách thuế với DN trong nước và nước ngoài cung cấp dịch vụ số tại Việt Nam đang có bất cập.

Bên cạnh đó, để thúc đẩy đổi mới sáng tạo cần cải thiện chỉ số dịch vụ hỗ trợ kinh doanh, tài chính, nghiên cứu phát triển (R&D). Về tài chính, cần chính sách đầu tư mạo hiểm cho đổi mới sáng tạo, cần quy định pháp lý đầu tư vào và rút tiền ra. Chính phủ cần tạo điều kiện thuận lợi cho các start up tham gia các chương trình mua sắm công, nâng cao hiệu quả hoạt động trong các vườn ươm và các tổ chức khoa học, các cơ sở vật chất và nguồn công cụ hỗ trợ cho các DN khởi nghiệp...

Từ phía các Bộ ngành như Bộ Công an, Ngoại giao, Công Thương, Ngân hàng Nhà nước, Tổng cục Du lịch, Kế hoạch và Đầu tư, Nông nghiệp lần lượt có ý kiến giải đáp những vướng mắc của DN.

Hội nghị đối thoại lần thứ hai với DN do Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính tổ chức

Ông Trương Gia Bình cho biết thêm, hội nghị đã thể hiện tinh thần chia sẻ hai chiều giữa DN và Chính phủ, thật lòng, thẳng thắn, công tâm, vì cái chung và chọn những vấn đề nóng của DN để giải quyết trước.

Kết luận hội nghị, Bộ trưởng- Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng nhấn mạnh các hội nghị đối thoại DN mà Hội đồng tư vấn tiến hành là một trong những nội dung nhằm triển khai chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ để cải cách các cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính nhằm giúp DN tháo gỡ các rào cản, khó khăn vướng mắc trong đầu tư, sản xuất, kinh doanh, cắt giảm chi phí, gia tăng hiệu quả hoạt động. Tinh thần này đã được Thủ tướng và các thành viên Chính phủ chỉ đạo quyết liệt trong suốt thời gian qua và kết quả có thể nhìn thấy từ năm 2016- 2017 nhiều chuyển biến tích cực trong đời sống kinh tế, xã hội đất nước, được các tổ chức trong nước, quốc tế ghi nhận... Đặc biệt, niềm tin vào Chính phủ đã thay đổi rất nhiều khi Thủ tướng đã có những chỉ đạo sát sao, quyết liệt từ vi mô, đến vĩ mô. Bên cạnh những kết quả bước đầu đáng khích lệ, Thủ tướng Chính phủ vẫn thường xuyên làm việc với các thành viên Chính phủ và Hội đồng tư vấn, chỉ ra những vấn đề tồn tại lớn cần tiếp tục nỗ lực không ngừng để tháo gỡ, nhằm tạo động lực thật sự cho cộng đồng DN.

Sau khi lắng nghe các báo cáo chuyên đề, ý kiến DN và các đề xuất, Văn phòng Chính phủ tiếp nhận các ý kiến để tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ giải quyết, đồng thời sẽ có trả lời bằng văn bản cho DN - Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho biết. 


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 305


Hôm nayHôm nay : 36004

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1590935

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 63673157