16:39 EST Thứ tư, 27/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Thủ tướng: Không quan tâm nông dân thì quan tâm ai

Thứ hai - 23/12/2019 18:09
Chiều nay (23/12), dự Hội nghị tổng kết năm 2019, triển khai kế hoạch 2020 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thủ tướng đánh giá cao việc chủ động thực hiện quyết liệt phòng chống dịch tả lợn châu Phi, giữ được 25 triệu con lợn, đủ nguồn cung đáp ứng nhu cầu, “chứ không có chuyện thiếu thịt lợn”; đồng thời yêu cầu xử lý nghiêm việc phao tin đồn thất thiệt để trục lợi.
Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị - Ảnh: VGP/Quang Hiếu
Đây là bộ đầu tiên Thủ tướng tới dự hội nghị tổng kết năm 2019. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) nhìn nhận, năm nay, toàn ngành đối diện 3 khó khăn, thách thức lớn: Dịch tả lợn châu Phi diễn biến phức tạp và bùng phát ở 63/63 tỉnh, thành phố, gây thiệt hại chưa từng có đối với ngành chăn nuôi; diễn biến thời tiết gây hạn hán, lũ lụt, cháy rừng ở một số nơi (Tây Nguyên, Bắc và Nam Trung Bộ); thị trường nhiều mặt hàng nông sản không ổn định, có xu hướng giảm giá mạnh và chịu tác động từ chiến tranh thương mại giữa các nước lớn, nhất là đối với một số mặt hàng nông sản chủ lực xuất khẩu với những quy định mới, khắt khe và yêu cầu cao hơn của thị trường Trung Quốc...

Bộ NN&PTNT cũng tổng kết trong năm 2019, ngành có 6 điểm sáng nổi bật, đầu tiên là kết quả của công tác mở cửa thị trường, xúc tiến thương mại nông lâm thủy sản. Nhờ vậy đã gia tăng số doanh nghiệp được phép xuất khẩu thủy sản sang EU, Hàn Quốc, Trung Quốc, Liên bang Nga, Saudi Arabia; 13 doanh nghiệp tiếp tục được xuất khẩu cá da trơn vào Hoa Kỳ.

Tổng kim ngạch xuất khẩu dự kiến đạt 41,3 tỷ USD, tăng khoảng 3,2% so vói với năm 2018. Năm nay, tốc độ tăng GDP toàn ngành đạt khoảng 2,2%.

“Ngành nông nghiệp nước ta đóng góp ngân sách chưa phải lớn và giàu có nhưng đóng góp rất lớn vào đời sống người nông dân Việt Nam”, Thủ tướng cho biết, theo điều tra mới nhất, có trên 60% dân số là nông dân sống ở nông thôn. Do đó, nếu mất mùa, gặp dịch bệnh lớn thì khó khăn trong giải quyết đời sống người dân. Đây là lý do Thủ tướng đến dự hội nghị tổng kết đầu tiên là của Bộ NN&PTNT, một lĩnh vực Đảng, Nhà nước rất quan tâm. “Phi nông bất ổn, nông dân chịu nhiều hy sinh mất mát, chúng ta không quan tâm thì quan tâm ai”, Thủ tướng chia sẻ.

Cùng với kết quả của ngành nông nghiệp, Thủ tướng điểm lại một số nét chính về thành tựu kinh tế - xã hội cả nước đầy ấn tượng trong năm 2019. Nông nghiệp Việt Nam khó khăn, vất vả nhất trong năm nay nhưng đã đạt nhiều mục tiêu xuất sắc nhất, Thủ tướng nhìn nhận. Trong những kết quả đó, Thủ tướng nhắc tới sự kiện gạo ST 25 của Việt Nam được vinh danh là "gạo ngon nhất thế giới", nêu rõ, “chúng ta phải ủng hộ thị trường chính ngạch để kiểm soát chất lượng, an toàn thực phẩm cho mọi người dân, không thể làm theo kiểu cũ”. Buôn bán qua tiểu ngạch có thể nảy sinh nhiều vấn đề như tiêu cực, tham nhũng. Có nhiều tin vui về mở cửa thị trường cho nông sản Việt mà gần đây nhất, trong chuyến thăm Myanmar của Thủ tướng, nước bạn đã chấp nhập sản phẩm thanh long của Việt Nam. 

Thủ tướng tặng Bằng khen cho các cá nhân, tập thể đạt thành tích xuất sắc - Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Không có chuyện thiếu thịt lợn

Đánh giá cao việc chủ động thực hiện quyết liệt phòng chống dịch tả lợn châu Phi, Thủ tướng cho rằng, công tác này đạt hiệu quả rõ rệt, giảm tối đa thiệt hại và chúng ta đã giữ được 25 triệu con lợn, đủ nguồn cung đáp ứng nhu cầu, “chứ không có chuyện thiếu thịt lợn”. Hiện nay, giá thịt lợn đã có xu hướng giảm. Thủ tướng đề nghị xử lý nghiêm việc phao tin đồn thất thiệt để trục lợi từ vấn đề này.

Từ kết quả tích cực của ngành NN&PTNT, Thủ tướng tặng ngành 10 chữ: Chủ động, sáng tạo, chung sức, đồng lòng và hiệu quả. Biểu dương nỗ lực của toàn ngành, Thủ tướng đánh giá cao cá nhân Bộ trưởng NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường đã chỉ đạo sát sao, tác phong “miệng nói tay làm”.

Tuy nhiên, Thủ tướng cũng thẳng thắn chỉ ra một số tồn tại, yếu kém như cơ cấu lại nông nghiệp triển khai chưa đồng đều ở các địa phương. Đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất chưa đáp ứng được yêu cầu. Công nghiệp chế biến chưa phát triển đồng đều, tổn thất sau thu hoạch vẫn còn cao. Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu có dấu hiệu chững lại do giá xuất khẩu nhiều nông sản chủ lực giảm. Lao động trong nông nghiệp vẫn chiếm tỉ lệ cao, trong đó lao động thời vụ, nhàn rỗi là nguyên nhân khiến năng suất lao động Việt Nam thấp.

Về mục tiêu nông nghiệp năm 2020 và các năm sau, Thủ tướng đồng ý với báo cáo của Bộ NN&PTNT, nhấn mạnh năm 2020 có nhiều sự kiện quan trọng của Đảng, Nhà nước, ngành nông nghiệp phải đóng vai trò tốt hơn để giải quyết vấn đề khó khăn cho đời sống, cho sản xuất, xuất nhập khẩu. Phải nắm được dự báo tình hình thời tiết, cạnh tranh quốc tế trong lĩnh vực nông nghiệp, vấn đề dịch bệnh, xu hướng bảo hộ, hàng rào kỹ thuật… đang gia tăng. Thủ tướng đề nghị ngành nông nghiệp Việt Nam đạt một số mục tiêu năm 2020: Tốc độ tăng trưởng GDP khu vực nông nghiệp đạt 3%, cao hơn năm nay. Kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt trên 43 tỷ USD. Tỉ lệ che phủ rừng mà Quốc hội đã giao là 42%, tỉ lệ đạt chuẩn nông thôn mới 59%, ít nhất có 121 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, đặc biệt là thành lập mới 2.000 hợp tác xã nông nghiệp để cả nước có 17.000 HTX nông nghiệp.

Còn mục tiêu đến 2025, Thủ tướng đề nghị phải đạt mức tăng trưởng GDP khu vực nông nghiệp trung bình từ 3-3,5%, có thêm 5 mặt hàng nông nghiệp xuất khẩu có giá trị từ 1 tỷ USD trở lên để đưa Việt Nam có 15 nhóm mặt hàng nông sản có giá trị xuất khẩu 1 tỷ USD trở lên với tổng giá trị xuất khẩu là 50 tỷ USD, đứng đầu ASEAN và đứng top 10 của thế giới. Phấn đấu có 25.000 doanh nghiệp trực tiếp đầu tư vào nông nghiệp, gấp 2 lần hiện nay, 35.000 HTX nông nghiệp, gấp 2,3 lần hiện nay để làm nòng cốt phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp. Phấn đấu có 80% số xã đạt chuẩn nông thôn mới, thu nhập của người nông dân đạt 80 triệu đồng/năm, gấp 2 lần hiện nay.

“Ngành nông nghiệp phải nỗ lực phấn đấu để Việt Nam sớm trở thành một trong những quốc gia có nền nông nghiệp phát triển nhất, nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực đứng hàng đầu thế giới", Thủ tướng nhấn mạnh và giao một số nhiệm vụ cho Bộ NN&PTNT như tập trung cơ cấu lại ngành nông nghiệp, ứng dụng công nghệ cao, tăng cường khâu chế biến, bảo quản nông sản, sản xuất theo tín hiệu và yêu cầu của thị trường, mở rộng phát triển thị trường. Giữ chất lượng và chữ tín các sản phẩm nông nghiệp. Hoàn thiện kết cấu hạ tầng phục vụ nông nghiệp nông thôn. Sử dụng linh hoạt, có hiệu quả diện tích đất trồng lúa. Sớm lấy lại thẻ xanh của EC về thủy sản, không để bị rút thẻ đỏ.

Cán bộ ngành  nông nghiệp phải giỏi chuyên môn, tận tụy với bà con, cùng xắn quần lội ruộng, lội rừng rừng phòng, chống thiên tai. Tỉnh ủy, UBND phải tìm cho ra Giám đốc Sở Nông nghiệp giỏi, phải tập trung làm kế hoạch trung hạn ngành NN&PTNT 5 năm tới sát đúng, hiệu quả, Thủ tướng nêu rõ. 

Theo Đức Tuân/baochinhphu.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 106

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 105


Hôm nayHôm nay : 46478

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1312593

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71539908