07:50 EST Thứ năm, 16/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Thừa Thiên - Huế đưa mô hình 'máy thay người' vào trong sản xuất nông nghiệp

Thứ bảy - 04/05/2019 23:23
Vụ Đông Xuân 2018 - 2019, cùng việc xây dựng mô hình cánh đồng lớn thâm canh lúa, tỉnh Thừa Thiên - Huế đưa cơ giới hóa đồng bộ thay sức người bằng máy móc trong xây dựng cánh đồng lớn thâm canh lúa đang mang hiệu quả kinh tế cao.

Giảm lao động tăng năng suất

Năm 2016, tỉnh Thừa Thiên - Huế bắt đầu tổ chức triển khai thử nghiệm sản xuất mạ khay máy cấy với quy mô là 10 ha ở xã Phong Hiền (huyện Phong Điền). Đây là xã tiên phong áp dụng mạ khay máy cấy của tỉnh. Tuy nhiên, quá trình triển khai còn gặp nhiều khó khăn một phần do người dân chưa sẵn sàng tiếp cận, một phần do máy móc, trang thiết bị chưa đáp ứng được việc tổ chức sản xuất với quy mô lớn.

Mô hình cơ giới hóa bằng máy gặt và máy cuộn rơm ở xã Phong Hiền, Phong Điền.

Từ năm 2017 – 2019, Trung tâm Chuyển giao công nghệ và Khuyến nông phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Thừa Thiên - Huế, UBND huyện Phong Điền tổ chức triển khai thành công dự án khuyến nông trung ương: “Xây dựng mô hình cánh đồng lớn thâm canh và áp dụng cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất lúa ở phía Bắc” với quy mô 45 -55 ha/mô hình/năm tại xã Phong Hiền, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Mô hình được tổ chức sản xuất theo chuỗi khép kín (từ khâu tổ chức sản xuất đến thu hoạch, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm.

Dự án hỗ trợ bổ sung trang thiết bị, máy móc nhằm cơ giới hóa đồng bộ hóa trong sản xuất lúa với quy mô cánh đồng lớn tại địa phương góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất cho người nông dân, cụ thể: 100 %  giống; 30% phân bón, thuốc bảo vệ thực vật; 50% các thiết bị máy móc (gồm thiết bị gieo hạt, khay làm mạ, bình phun thuốc trừ sâu,…), người dân đóng góp đối ứng để xây dựng mô hình theo đúng yêu cầu của Dự án.

Đặc biệt năm 2019, địa phương được hỗ trợ 01 thiết bị cuốn rơm tự hành từ nguồn kinh phí của Dự án. Sử dụng máy cuộn rơm tự hành sau thu hoạch làm giảm công thu gom rơm rạ, tạo nguồn nguyên liệu cho chăn nuôi, trồng nấm, giảm ô nhiễm môi trường do đốt rơm rạ…mang lại hiệu quả thiết thực cho người trồng lúa.

Ông Trương Khiết một thành viên HTX An Lỗ hồ hởi cho biết, gia đình ông được Dự án hỗ trợ sản xuất gần 2ha lúa hữu cơ áp dụng mạ khay máy cấy, công việc sản xuất dễ dàng hơn trước đây, giảm nhân công lao động năng suất lúa lại cao.

Theo thống kê của ông Nguyễn Ba, Giám đốc HTX sản xuất kinh doanh nông nghiệp An Lỗ (xã Phong Hiền), trong vụ xuân 2019 HTX được dự án hỗ trợ thực hiện 30ha mô hình lúa hữu cơ với các loại giống KH1, BT09.. triển khai áp dụng máy cơ giới hóa trong sản xuất. Khác với SX lúa truyền thống (gieo mạ trực tiếp và phun thuốc diệt cỏ lên đồng ruộng), SX lúa hữu cơ thực hiện theo phương pháp gieo mạ trên khay, sau đó đưa đi cấy bằng máy, làm cỏ bằng máy và chỉ sử dụng phân hữu cơ, thuốc sinh học bằng thảo mộc nên bảo vệ được môi trường và không gây tác hại cho người nông dân, tạo sản phẩm sạch cho người sử dụng. Hiệu quả kinh tế đạt 18,2 triệu đồng/ha, cao hơn sản xuất đại trà 8,05 triệu đồng/ha.  

Nhân rộng mô hình

Theo ông Trần Đức Thiện, Chủ tịch xã Phong Hiền: “Việc thực hiện cơ giới hóa trong sản xuất lúa đang mang lại hiệu quả ở địa phương, đặc biệt, việc sử dụng máy cuốn rơm sau khi gặt rất lợi ích trong việc dự trữ nguồn thức ăn rơm rạ cho gia súc, không gây ô nhiễm môi trường. Dự án giúp địa phương tổ chức sản xuất theo chuỗi khép kín, từ khâu tổ chức sản xuất đến thu hoạch, bảo toàn, tiêu thụ sản phẩm, đặc biệt là việc áp dụng đồng bộ cơ giới hóa từ khâu gieo cấy đến thu hoạch trong địa bàn toàn xã thay thế dần  phương thức truyền thống và chịu rất nhiều rủi ro từ thời tiết.

Mô hình cánh đồng mẫu lớn với giống lúa năng suất cao.

Vụ xuân năm 2019, tiếp tục được sự hỗ trợ của Dự án, Ủy ban nhân dân xã đã chỉ đạo HTX An Lỗ là đơn vị được tiếp nhận toàn bộ hỗ trợ khuyến công của nhà nước (máy cấy, giàn gieo mạ, máy phun thuốc trừ sâu, máy cuốn rơm tự hành..) nhận làm dịch vụ  tổ chức xây dựng thành công cánh đồng 55 ha, áp dụng mạ khay máy cấy toàn bộ. Trong đó HTX An Lỗ thực hiện 30 ha, HTX Hiền Lương thực hiện 25 ha. Đánh giá hiệu quả kinh tế ông Thiện cho rằng việc thực hiện mô hình cơ giới hóa giúp người nông dân tăng thu nhập trên 30 % so với sản xuất đại trà. Trong vụ Hè thu 2019, Ủy ban nhân dân xã tiếp tục chỉ đạo các HTX nhân rộng diện tích gieo trồng bang mạ khay máy cấy…

Ông Hồ Vang, Phó Giám đốc sở Nông nghiệp - PTNT tỉnh Thừa Thiên - Huế đánh giá, hiệu quả từ việc hỗ trợ nông dân đưa cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp khá rõ rệt, góp phần giải phóng sức lao động, tiết kiệm thời gian và tăng thu nhập cho nông dân, đây là mô hình ứng dụng trong nông nghiệp mang lại năng suất cho bà con nông dân. Thời gian tới, sẽ tiếp tục đề nghị tỉnh mở rộng mô hình cánh đồng lớn áp dụng cơ giới hóa đồng bộ (máy làm đất, máy cấy, máy gặt, phun thuốc, máy cuộn rơm) vào trong sản xuất ở địa bàn huyện Phong Điền và trên toàn tỉnh.

Ông Phạm Văn Dân, Giám đốc Trung tâm Chuyển giao công nghệ và Khuyến nông, đơn vị chủ trì dự án cho biết: Dự án triển khai tại 8 tỉnh phía Bắc gồm: Hà Nội, Hải Dương, Nam Định, Thái Bình, Hà Nam,  Bắc Giang, Thanh Hóa và Thừa Thiên - Huế. Các mô hình thuộc các tỉnh đồng bằng đều được dự án hỗ trợ 100 % giống, 30% Phân bón, thuốc BVTV và hỗ trợ 50% trang thiết bị (máy cấy, máy gieo hạt, khay làm mạ, bình phun thuốc trừ sâu) giúp địa phương hoàn thiện hệ thống mạ khay máy cấy đảm bảo đủ điều kiện để tổ chức dịch vụ cho mô hình sản xuất lúa cơ giới hóa cánh đồng lớn với quy mô 55 ha. Mô hình là động lực, có tính đột phá trong việc tổ chức sản xuất với quy mô CĐL, SX hàng hóa tập trung, gắn kết các DN tiêu thụ sản phẩm qua hợp đồng với HTX. Tại các địa phương thực hiện mô hình hiệu quả kinh tế cao hơn sản xuất đại trên 30 %, giảm phân bón, nước tưới, công lao động, giảm ô nhiễm môi trường, hiệu ứng nhà kính và góp phần bảo vệ trực tiếp sức khỏe cho người nông dân.

Theo Tiến Thành/nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 212

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 209


Hôm nayHôm nay : 39258

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 860825

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73907796