01:25 EST Thứ sáu, 27/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Thúc đẩy chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản

Thứ tư - 31/01/2018 22:45
Hợp tác xã Rau an toàn Vĩnh Phúc liên kết với Công ty TNHH Đầu tư sản xuất phát triển nông nghiệp VinEco để đưa các sản phẩm của xã viên vào hệ thống siêu thị Vinmart.

Hợp tác xã Rau an toàn Vĩnh Phúc liên kết với Công ty TNHH Đầu tư sản xuất phát triển nông nghiệp VinEco để đưa các sản phẩm của xã viên vào hệ thống siêu thị Vinmart.

Phát triển liên kết giữa doanh nghiệp với hộ nông dân thông qua mô hình hợp tác xã để tổ chức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông sản đang là một yêu cầu của thực tiễn ngành nông nghiệp, nhằm khắc phục tình trạng “được mùa mất giá, ít thiếu nhiều thừa” đã diễn ra nhiều năm nay. Tuy nhiên, để có được sự kết nối nhịp nhàng, gắn kết từ nhà sản xuất tới thị trường tiêu thụ, cần có sự phối hợp đồng bộ từ các bên liên quan.

Hiệu quả từ các chuỗi liên kết

Giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN và PTNT) Đào Văn Hồ cho biết: Những năm gần đây, nhiều mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản giữa doanh nghiệp - hợp tác xã - hộ nông dân được hình thành. Nhờ vậy, việc tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp cho hộ nông dân khá thuận lợi, đem lại giá trị kinh tế cao, khuyến khích được thành viên hợp tác xã (HTX) và nông dân tham gia liên kết.

Thời gian qua, Sở NN và PTNT thành phố Hồ Chí Minh đã triển khai mô hình thí điểm quản lý thực phẩm theo “Chuỗi thực phẩm an toàn” (TPAT). Đến nay đã cấp 134 giấy chứng nhận cho trang trại, cơ sở sản xuất, sơ chế vào chuỗi cho các cơ sở thuộc địa bàn TP Hồ Chí Minh và 11 tỉnh (Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Tiền Giang, Long An, Lâm Đồng, Hậu Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp, Sóc Trăng, Bạc Liêu). Đơn vị tham gia được sử dụng lô-gô chuỗi TPAT trên sản phẩm (được công nhận là sản phẩm quản lý theo chuỗi), được hỗ trợ kết nối tiêu thụ sản phẩm tại các siêu thị, cửa hàng kinh doanh thực phẩm an toàn. Thông qua việc xây dựng chuỗi, sản lượng tiêu thụ thực phẩm an toàn của các đơn vị tham gia đạt hơn 78.000 tấn/năm, góp phần quan trọng vào việc ổn định đầu ra, nâng cao giá bán sản phẩm, ổn định đời sống người sản xuất.

Đến nay, tại Hà Nội, diện tích rau an toàn được chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm toàn thành phố đạt hơn 5 nghìn ha, sản lượng đạt gần 400 nghìn tấn/năm, đáp ứng 40% nhu cầu của người tiêu dùng. Toàn thành phố hiện có 178 HTX, cơ sở được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Trong đó, nhiều HTX, Tổ hợp tác thực hiện tốt việc liên kết sản xuất, bao tiên sản phẩm với các doanh nghiệp. Nhờ vậy, hiệu quả kinh tế từ trồng rau an toàn cao hơn sản xuất rau thường từ 10 đến 20% giá trị, giá trị sản xuất bình quân đạt từ 300 đến 500 triệu/ha, nhiều diện tích đạt giá trị 1 tỷ đồng/ha/năm.

Là HTX đang liên kết sản xuất, tiêu thụ rau an toàn với Công ty TNHH Đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp VinEco, Giám đốc HTX Nông nghiệp tổng hợp Yên Phú Nguyễn Hữu Hưng cho biết: Năm 2011, nhờ hỗ trợ của dự án Jica, HTX Yên Phú bắt đầu có kinh nghiệm sản xuất rau an toàn. Tuy nhiên, sản phẩm chủ yếu tiêu thụ ở chợ truyền thống hoặc bán cho thương lái chứ chưa có hợp đồng tiêu thụ. Canh tác vất vả, giá bán không cao, nhiều thành viên trong HTX nản lòng xin rút khỏi nhóm liên kết. Năm 2016, dự án Jica tiếp tục hỗ trợ cả về kỹ thuật và phát triển thị trường. Lần này HTX đã có được những đơn hàng với số lượng lớn từ đối tác. Tuy nhiên, phần lớn đơn vị kinh doanh lúc bấy giờ lại mua theo nhu cầu hiện tại chứ không ký kết hợp đồng có kế hoạch tiêu thụ cụ thể, do vậy người dân bị động trong quá trình xây dựng kế hoạch sản xuất. Đến cuối năm 2017, HTX đã ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm cùng Công ty VinEco với số lượng cụ thể, được hỗ trợ cán bộ để hướng dẫn bà con áp dụng đúng quy trình kỹ thuật sản xuất rau an toàn, giá bán lại cao. Bà con phấn khởi, yên tâm sản xuất. Với sự liên kết chặt chẽ và hiệu quả như hiện nay, hứa hẹn những năm tới diện tích rau an toàn được ký kết bao tiêu ở Yên Phú sẽ tiếp tục được nâng lên.

Giám đốc Nguyễn Hữu Hưng cho rằng: Có được hợp đồng bao tiêu sản phẩm như ngày hôm nay, HTX đã nhận được sự hậu thuẫn của cả “ê-kíp” từ sự hỗ trợ của các dự án, doanh nghiệp, chính quyền và ngành nông nghiệp địa phương. Tuy nhiên không phải đơn vị nào cũng có được sự may mắn như thế, mà hầu hết đều phải tự mình bươn chải. Nhiều HTX không đủ khả năng để tìm kiếm hợp đồng, triển khai phương án kinh doanh cũng như quảng bá, xây dựng thương hiệu cho sản phẩm, do vậy vẫn loay hoay tìm đầu ra.

Khẳng định vai trò của hợp tác xã

Theo đánh giá của Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn (Bộ NN và PTNT) Ma Quang Trung: Sản xuất nông nghiệp hiện nay chủ yếu vẫn mang tính nhỏ lẻ, phân tán. Các hộ sản xuất chưa chú ý tới việc liên kết nhóm hộ mà vẫn sản xuất tự phát, mạnh ai nấy làm, nên chưa tạo được vùng sản xuất tập trung, dòng sản phẩm đủ lớn, ổn định. Trong khi để có thể cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường, cần phải có sản phẩm khối lượng lớn, chất lượng cao, giao hàng đúng lúc, giá cả cạnh tranh. Đây là điều nông dân cá thể không làm được mà cần phải liên kết thành một tập thể (tổ hợp tác, hợp tác xã) thông qua đó thực hiện liên kết với doanh nghiệp để tổ chức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Đại diện Công ty VinEco (đơn vị đang liên kết sản xuất thực phẩm an toàn với hơn 1.000 hộ sản xuất, trong đó có HTX Yên Phú với sản lượng nông sản thu mua trung bình khoảng 900 tấn/tháng) cho biết: Công ty chịu trách nhiệm hỗ trợ về mặt kỹ thuật, vật tư đầu vào, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị phục vụ sản xuất và bao tiêu đầu ra cho sản phẩm. Tuy nhiên, việc hợp tác của công ty với “đối tác” gặp nhiều trở ngại. Cụ thể, điều kiện về cơ sở vật chất phục vụ sản xuất, sơ chế của các hộ sản xuất, HTX còn nhiều bất cập. Nhiều đơn vị không đáp ứng được tiêu chuẩn sơ chế đóng gói của VinEco, diện tích đất canh tác manh mún, thường xuyên bị lây nhiễm chéo. Ở một số nơi người dân chưa tuân thủ việc sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật của công ty.

Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN và PTNT), trong chuỗi liên kết nông sản an toàn hiện nay, doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng, quyết định tới sự thành công của chuỗi. Tuy nhiên hiện nay, nhiều doanh nghiệp đang ngại đầu tư vào lĩnh vực này vì hiệu quả không cao, tính rủi ro lớn do phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên, tính chất mùa vụ của sản phẩm, chi phí lớn, ảnh hưởng tới sức cạnh tranh của sản phẩm. Trong khi chính sách hỗ trợ của Nhà nước cho doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất nông nghiệp còn chưa đủ mạnh để hỗ trợ chuỗi sản xuất nông sản, nhất là khi có tranh chấp xảy ra trong chuỗi liên kết giữa doanh nghiệp và người sản xuất, thì việc thực thi kết quả phân xử rất khó khăn, do chưa có cơ chế chia sẻ lợi nhuận, rủi ro, chủ yếu vẫn liên kết theo hình thức thương thảo "thuận mua vừa bán".

Với thực tế hiện nay thì mô hình liên kết giữa doanh nghiệp - HTX - hộ nông dân vẫn được xem là ưu việt nhất trong việc tổ chức sản xuất - chế biến - tiêu thụ sản phẩm cho nông dân, bởi quá trình sản xuất được cơ giới hóa, áp dụng công nghệ cao, tiên tiến, công tác bảo quản, sơ chế được quan tâm, việc tiêu thụ sản phẩm thuận lợi. Tuy nhiên, cần có sự hỗ trợ cho các HTX về kiến thức quản lý, cũng như kêu gọi sự tham gia của các doanh nghiệp liên kết cùng với các HTX, hộ nông dân để tổ chức sản xuất, quảng bá, tiêu thụ sản phẩm. Việc củng cố, xây dựng và phát triển HTX nông nghiệp thông qua mô hình này cũng góp phần quan trọng thực hiện Đề án phát triển 15 nghìn HTX nông nghiệp hoạt động hiệu quả đến năm 2020. Từ đó, vai trò của các tổ chức như HTX, Tổ hợp tác được nâng cao thật sự là người đại diện, người bảo hộ cho nông dân tham gia chuỗi liên kết có việc làm ổn định, thu nhập tăng cho các thành viên. Đây cũng là định hướng lâu dài cho sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp một cách hiệu quả.

HOÀNG ANH THƯ/nhandan.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 139

Máy chủ tìm kiếm : 4

Khách viếng thăm : 135


Hôm nayHôm nay : 21657

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1184718

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72867427